Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Q trình thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế đã cho thấy một bộ phận lớn cán bộ, người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu công việc trong quản lý cũng như về trình độ chuyên mơn. Nhà nước nên có sự quan tâm thích đáng đến cơng tác đào tạo cán bộ, cụ thể là tập trung chủ yếu vào việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách và có trình độ đàm phán quốc tế. Đồng thời, các cán bộ cũng cần được đào tạo, hướng dẫn để có thể nắm bắt kịp thời các thỏa thuận quốc tế nói chung và thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói riêng, từ đó hiểu và vận dụng vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế.

Ta có thể thấy một bộ phần lớn Việt kiều đang sinh sống ở Hoa Kỳ là những người có trình độ học vấn cao, trong đó nhiều người là chuyên gia, cố vấn, luật sư cho các hãng kinh doanh nổi tiếng của Hoa Kỳ. Do đó, nếu như Nhà nước có được chính sách động viên tốt đối với bộ phận người Việt Nam tại đây

thì ta có thể khai thác được ưu thế của họ để làm cầu nối triển khai buôn bán và hợp tác kinh tế kỹ thuật với Hoa Kỳ. Sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn nhân lực sẽ là điều kiện tốt để các doanh nghiệp nước ta chủ động hội nhập đón nhận những cơ hội và thách thức mới khi ký kết làm ăn với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Mặt khác trước bối cảnh cuộc chiến Hoa Kỳ - Trung căng thẳng như hiện nay, Nhà nước ta cần chủ động xây dựng chiến lược đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu vào một thị trường ví dụ về cao su, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách mở rộng xuất khẩu sang Ấn Độ. Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế để làm giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tiếp tục tạo môi trường đầu tư minh bạch tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ, chú trọng phát triển kinh tế số. Chủ động ứng phó với các biện pháp tăng cường bảo hộ thương mại từ Hoa Kỳ, chủ động đối phó với biến động về tỷ giá. Cần theo sát diễn biến cuộc chiến thương mại để phân tích, dự báo chi tiết cho từng kịch bản như điều chỉnh lãi suất, hạ giá đồng tiền và thuế nhập khẩu … cho phù hợp. Cần tích cực khai thác những lợi ích từ các hiệp định thương mại đã ký kết với Hoa Kỳ vì nó sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)