Quy chế Thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2.2. Quy chế Thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR)

Dự luật yêu cầu chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush cấp Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, đã được giới thiệu chính thức ngày 13/6/2006 tại Quốc hội Hoa Kỳ với số hiệu dự luật S. 3495. PNTR là quy chế liên quan đến những tiêu chuẩn hay những hiệp ước về thuế quan chung mà Chính phủ Hoa Kỳ trao cho một số quốc gia để đổi lại có được những hiệp ước thuế quan thuận lợi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hoa Kỳ phải cung cấp những quy chế đối xử thương mại cơ bản cho hàng hóa của các thành viên khác trong tổ chức này. Do đó, khi Việt Nam vào WTO, Hoa Kỳ phải trao cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

Ngày 9/12/2006, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã thơng qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, với tỷ lệ đa số phiếu

ủng hộ. Ngày 20/12/2006, Tổng thống Hoa Kỳ G.Bush đã ký phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Dự luật thành lập PNTR với Việt Nam gồm có những nội dung chính sau:

1. Hủy bỏ áp dụng đạo luật Jackson – Vanik đối với Việt Nam

2. Quy định trình tự thủ tục để xác định các khoản trợ cấp không được phép; 3. Quy định trách nhiệm tham vấn giữa hai nước liên quan đến vấn đề trợ cấp; 4. Quy định sự tham gia và tham vấn của các bên liên đới trong các vụ điều tra về trợ cấp không được phép;

5. Quy định về công tác trọng tài và áp đặt hạn ngạch đới với những mặt hàng dệt may bị xác định có nhận các khoản trợ cấp không được phép;

6. Phần cuối cùng của dự luật PNTR với Việt Nam nói về các khái niệm và định nghĩa của những thuật ngữ được sử dụng trong văn bản dự luật này.

Việc Việt Nam có quy chế PNTR cịn là một bảo lãnh về “chính trị - kinh tế” để các nhà bn và các nhà đầu tư lớn, nhỏ của Hoa Kỳ yên tâm tiếp tục hoạt động của mình, nhất là khi cân nhắc tăng vốn đầu tư, mở rộng làm ăn và chuyển giao công nghệ tại thị trường Việt Nam, mà đỡ lo lắng đến những rủi ro khi quan hệ kinh tế - thương mại song phương vẫn có nguy cơ bị “đặt lại lên bàn cân” hằng năm.Việc phê chuẩn cũng đã đánh dấu mối quan hệ bình thường hóa hồn tồn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Quyết định trên hoàn tồn phù hợp với những phát triển tích cực trong quan hệ của hai nước. Việc áp dụng PNTR sẽ tạo ra một nền tảng mang tính bền vững cho việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư. Từ nay, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ là các đối tác thương mại bình đẳng, cùng áp dụng cho nhau những cam kết của mình trong khuôn khổ WTO. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ được hưởng lợi nhiều hơn khi kinh doanh tại Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi đang phát triển bùng nổ với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ khơng cịn bị điều tiết bởi chế độ hạn ngạch như những năm trước khi ký hiệp định. Theo đó, các sản phẩm hàng hóa

và dịch vụ của Việt Nam vào thị trường này khơng cịn bị áp các mức thuế phân biệt đối xử như trước đây. Với điều kiện đó, chắc chắn kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ có sự gia tăng nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)