Những thành tựu đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc

Giá trị xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia gia tăng mạnh mẽ

Nếu năm 1995 (năm Việt Nam- Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ), kim ngạch XNK giữa hai nước mới dừng ở mức 450 triệu USD, thì đến năm 2019 con số này đã được nâng lên hơn 68 tỷ USD, gấp 133 lần so với 24 năm trước. Đặc biệt, giai đoạn 2010 – 2019 là giai đoạn phát triển hết sức sôi động của quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã trở thành đối tác duy nhất đạt thặng dư thương mại xuất siêu gần 61 tỷ USD trong năm 2019 trong khi

nước ta nhập siêu lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Các cuộc trao đổi giữa 2 nước và các kênh đối thoại về mặt chính sách thương mại diễn ra một cách tồn diện, bao gồm cả cấp chính phủ hoặc chương trình hợp tác ở các địa phương, doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng được những lợi ích từ quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước để tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Trong khi Việt Nam có các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như thủy sản, hạt điều, dệt may, da giày… thì Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam những sản phẩm cơng nghệ cao, trong đó phải kể đến các dự án đầu tư năng lượng hay các hợp đồng mua máy bay... Các kênh trao đổi chính sách, đối thoại giữa hai nước được duy trì phát triển một cách tồn diện, đặc biệt là khn khổ hợp tác khung về đầu tư (TIFA) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, với kỳ họp diễn ra vào đầu tháng 10 năm 2019 đã đem lại những kết quả hết sức tích cực cả về chính sách và các hoạt động xuất nhập khẩu chung trên thị trường. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng kỷ lục gần 50 tỷ USD so với 2010 trong khi thặng dư nhập khẩu cũng trên đà tăng trưởng mạnh hơn 65%.

Khai thác được cầu nối thâm nhập thị trường Hoa Kỳ

Trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết nước ta đã xây dựng một kế hoạch hành động toàn diện để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ một cách cân bằng và bền vững; mở ra cơ hội để xây dựng, không những phát triển mà còn củng cố quan hệ thương mại lành mạnh và bền vững giữa hai nước. chiếm một thị phần đáng kể đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Mặt khác bên cạnh nhu cầu trực tiếp của cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ, các hàng hóa từ Việt Nam cũng được phổ biến rộng rãi đến người dân Hoa Kỳ; nhờ sinh sống tại Hoa Kỳ lâu năm nên những người Việt tại đây hiểu rõ được văn hóa, nhu cầu, lối sống của người dân Hoa Kỳ nên họ có thể sẽ là những nhà tư vấn và môi giới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Đây là cầu nối hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập được thị trường này một cách dễ dàng hơn.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và tạo cơ hội việc làm

Một điểm nhấn quan trọng trong quan hệ thương mại hai nước đó là vừa qua phía Hoa Kỳ đã chính thức cơng nhận tương đương đối với hệ thống kiểm soát chất lượng cá da trơn của Việt Nam sau rất nhiều năm họ xem xét, rà soát và đặc biệt là áp dụng chương trình giám sát cá da trơn, kiểm tra tới 100% các lô hàng của Việt Nam. Điều này đã giúp khẳng định năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước ta khi đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường Hoa Kỳ. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào 2007, tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng đã gia tăng ấn tượng. Sự phát triển thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước hết tạo cơ hội xuất khẩu cho hai nước, từ đó tạo điều kện mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, tăng cơ hội việc làm cho người dân lao động.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chính sách mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam chuyển hướng từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá chủng loại các mặt hàng và gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến( đạt tốc độ tăng trưởng 48% trong giai đoạn 2010 – 2019). Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)