Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 50)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ

Quy mơ kim ngạch xuất khẩu:

Nhìn chung, từ năm 2010 đến 2019, quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ của Việt Nam đạt giá trị lớn. Trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, Việt Nam là nước xuất siêu với quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn gấp gần 4 lần nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010 – 2019

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Năm 2010, sau khi Hoa Kỳ thơng qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá 600 tỷ USD, cùng với việc đồng “Nhân dân tệ” tăng giá làm cho hàng Trung Quốc trở nên đắt hơn, do đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng nhẹ đạt 14,24 tỷ USD.

Ngày 25/7/2013 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 23,8 tỷ USD năm 2013 và đạt 28,6 tỷ USD.

Năm 2019 là một năm phát triển hết sức sôi động của quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong đó có các cuộc trao đổi và các kênh đối thoại về mặt chính sách diễn ra một cách tồn diện, ở nhiều cấp, bao gồm cấp chính phủ hoặc chương trình hợp tác ở các địa phương và các doanh nghiệp đặc biệt là khuôn khổ hợp tác khung về đầu tư (TIFA) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, với kỳ họp diễn ra vào đầu tháng 10 năm 2019 đã đem lại những kết quả hết sức tích cực cả về chính sách cũng như các hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể

14,24 16,93 19,67 19,67 23,84 28,64 33,47 38,45 41,59 47,53 60,73 - 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt giá trị là 60,73 tỷ USD - cao nhất trong cả giai đoạn 2010 đến 2019.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019 bình quân đạt 16,3%/năm. Năm 2017 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chỉ đạt 8,16% do sự tác động tiêu cực từ việc Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP. Việc Hoa Kỳ rời TPP khiến cho các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là những rào cản kỹ thuật bị điều chỉnh khắt khe hơn. Năm 2019 có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 27,8%, nhờ tác động từ việc Hoa Kỳ đã chính thức công nhận tương đương đối với hệ thống kiểm soát chất lượng cá da trơn của Việt Nam sau rất nhiều năm xem xét.

Bảng 2.1.Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010 đến 2019

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu:

Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng tăng mạnh, nếu như năm 2010 chỉ chiếm 5% thì đến năm 2019 đã chiếm 19,53% nhờ sự điều chỉnh theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam.

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Kim Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 14,24 16,93 19,67 23,84 28,64 33,47 38,4 41,59 47,53 60,73 Tốc độ tăng (%) 17,1 18,9 16,2 21,2 20,1 16,8 14,8 8,16 14,3 27,8

Hình 2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010 - 2019

(Nguồn: Bộ Công Thương)

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:

Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo; giảm dần nhóm hàng sơ chế và tài nguyên. Nếu như trước đây nhóm hàng xuất khẩu chủ lực gồm: Dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ;… thì bắt đầu từ năm 2011 có thêm sự góp mặt của các mặt hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính; sản phẩm điện tử và linh kiện. Năm 2018, tổng trị giá 10 nhóm mặt hàng lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 40,58 tỷ USD, chiếm 85,4% trong tổng trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu 2018: Hàng dệt may có trị giá xuất khẩu đạt 13,7 tỷ USD, giày dép các loại đạt 5,82 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD;…

72,2 96,9 114,5 132 150 114,5 132 150 162,1 176,6 214 243,5 264,2 14,24 16,9 19,7 23,8 28,6 33,5 38,4 41,6 47,5 60,7 0 50 100 150 200 250 300 350 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ USD Hoa Kỳ Việt Nam

Hình 2.4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2018

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Hàng dệt may: Trong số các nước ASEAN xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ thì chỉ có Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ không ngừng gia tăng, năm 2019, nhóm hàng này có trị giá lớn nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là 14,85 tỷ USD, tăng trưởng 27,9% so với năm 2010.

Điện thoại, linh kiện: Xuất khẩu điện thoại, linh kiện tử của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2019, nhóm hàng này đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 64,41% trong cả giai đoạn 2019 - 2020 nhờ việc Hoa Kỳ chuyển hướng đầu tư sản xuất các mặt hàng điện tử từ thị trường Trung Quốc sang các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

Giày dép các loại: Hoa Kỳ nhập khẩu giày dép từ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2019, trị giá xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch 6,64 tỷ USD, tăng nhẹ 14,2% so với năm 2010 nhưng lại giảm 1,1% so với năm 2018 do chứng kiến sự vươn lên của mạnh mẽ của nhóm hàng điện thoại, linh kiện. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục là một trong số những quốc gia xuất khẩu giày dép lớn nhất vào Hoa Kỳ sau Trung Quốc, Italy, Brazin,...

Gỗ và sản phẩm từ gỗ: Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh trong những năm qua, từ 1,82 tỷ USD năm 2010 lên 5,33 tỷ USD

29% 12% 12% 12% 8% 7% 6% 26% Hàng dệt may Điện thoại, linh kiện Giày dép Gỗ và sản phẩm gỗ Máy móc, phụ tùng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Hàng hóa khác

vào năm 2019. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy thị trường Hoa Kỳ ngày càng có sự quan tâm đặc biệt tới mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam. Thế mạnh của Việt Nam là lao động rẻ và khéo tay, tuy nhiên công nghiệp chế biến gỗ của nước ta còn phụ thuộc vào nhập khẩu gỗ và các nguyên vật liệu phụ khác.

Ngoài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hoa Kỳ kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều mặt hàng khác sang quốc gia này như: hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, cao su, chè,... Đặc biệt Hoa Kỳ là thị trường lớn đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy đã vào được thị trường này với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ còn nhỏ. Cà phê cũng là mặt hàng được Hoa Kỳ nhập khẩu với kim ngạch lớn vì đây là quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu cà phê vào hàng lớn nhất trên thế giới. Tính đến năm 2019, Việt Nam nằm trong số các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, nhân điều,... sang Hoa Kỳ.

Thực tế tại Hoa Kỳ, do chi phí nhân cơng cao nên những sản phẩm địi hỏi nhiều lao động như may mặc, giày dép, đồ gỗ, đồ chơi… không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu và hầu như khơng cịn tồn tại. Các công ty Hoa Kỳ từ lâu đã có chiến lược nhượng khâu sản xuất cho nước ngồi. Chính vì thế các mặt hàng mà Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu nhờ lao động rẻ thì Hoa Kỳ nhập khẩu rất lớn và tăng đều. Tính bổ sung giữa hai nền kinh tế, cùng tính đa dạng về thị hiếu và nhu cầu đã giúp Việt Nam tìm được chỗ đứng cao cho các loại hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông, giá trị gia tăng thấp, chất lượng vừa phải trên thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 50)