Trong hơn 30 năm đổi mới, các chủ trương cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế được đề cập tại nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng về hội nhập quốc tế khẳng định hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế; Nghị quyết số 06-NQ/TW khẳng định Hội nhập kinh tế phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần khơng nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm của nền kinh tế Việt Nam. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và thu hút các nhà đầu tư.
Theo thống kê của Trung tâm WTO (thuộc VCCI), tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 13 FTA (gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN và 6 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập), và đang hiện đàm phán 3 FTA (gồm Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP, FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu - EFTA, FTA Việt Nam – Israel). Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua đang phải đối diện với khơng ít khó khăn, thách thức khi chủ nghĩa bảo hộ ngày càng nổi lên rõ nét hơn. Mất cân đối thương mại toàn cầu vẫn chưa được cải thiện, làm gia tăng xung đột thương mại, cạnh tranh chiến lược và cọ sát kinh tế, đặc biệt giữa các nền kinh tế chủ chốt…
Mặc dù, tình hình kinh tế thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng Việt Nam vẫn kiên trì chủ trương hội nhâp kinh tế quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhâp kinh tế quốc tế, coi hội nhâp kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu khách quan. Việc Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đã từng bước tạo dựng lợi thế so sánh và thúc đẩy quan hệ thương mại hợp tác với Hoa Kỳ ngày càng hiệu quả hơn.
Sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam từ một nước bị bao vây cấm vận đã đạt được nhiều thỏa thuận thương mại tích cực với Hoa Kỳ, đáng
chú ý là quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và việc ký kết thành công các hiệp định hợp tác song phương. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước. Với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa đa dạng hóa, Việt Nam đã trở thành đối tác tin cậy của Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại. Như vậy, với phương châm đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình hợp tác và phát triển, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại hai nước phát triển tốt đẹp từ thù địch, hòa giải đến gắn kết, hợp tác hiệu quả vượt bậc.