- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về quá trình phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Hoa Kỳ
NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về quá trình phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Hơn 24 năm bình thường hóa quan hệ và sau 25 năm Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Nếu năm 1995 (năm Việt Nam- Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ), kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước mới dừng ở mức 450 triệu USD, thì đến năm 2019 đã được nâng lên hơn 68 tỷ đô la, gấp 133 lần so với 24 năm trước. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO (năm 2007), thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Nhiều năm qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định. Hiện có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 340 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ có 900 dự án cịn hiệu lực với tổng giá trị hơn 9 tỷ USD.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử. Trong giai đoạn 1945 – 1954, hai nước gần như khơng có bất kì mối quan hệ về thương mại nào do quan hệ chính trị căng thẳng. Cho đến thời kỳ 1954 – 1975, khi Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ Ngụy quyền Sài Gòn
chống lại miền Bắc thì mới xuất hiện mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam lúc này chủ yếu là hàng viện trợ phục vụ cho cuộc chiến tranh. Miền Nam Việt Nam cũng xuất khẩu một số mặt hàng như gạo, cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm,… với kim ngạch không đáng kể sang Hoa Kỳ. Năm 1964, Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm vận đối với miền Bắc nước ta. Theo luật này, Việt Nam sẽ bị coi là kẻ thù và mọi quan hệ trao đổi, giao lưu với Việt Nam đều bị cấm. Và lệnh cấm vận này tiếp tục được
mở rộng đối với toàn bộ đất nước Việt Nam vào năm 1975, được áp dụng với tồn bộ các hoạt động thương mại, tài chính, tín dụng, ngân hàng,… Việt Nam cùng với các nước như Cuba, Bắc Triều Tiên bị Hoa Kỳ xếp vào nhóm nước bị hạn chế nhất trong quan hệ với nước này. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ khống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế mà Hoa Kỳ nắm quyền lực chủ chốt nhằm hạn chế mối quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam. Mặc dù bị Hoa Kỳ cấm vận một cách trực tiếp và gián tiếp, Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế với nhiều nước và tổ chức kinh tế.
Bước sang thập kỷ 90, khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa tan rã trên thế giới, Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và ngày 11/7/1995, tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Năm 1997, hai nước tiến hành trao đổi sứ quán lần đầu tiên khiến cho quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu có sự phát triển trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có bước đột phá khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2000. Từ khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực vào năm 2001, kim ngạch ngoại thương của Việt Nam – Hoa Kỳ đã khơng ngừng gia tăng, đây chính là bằng chứng cho sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Hàng loạt những ưu đãi của Hoa Kỳ được mở ra cho hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường nước này. Tháng 1/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (PNTR). Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đánh dấu việc bình thường hóa hồn tồn quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Tháng 6/2007, hai nước đã ký kết Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Hiệp định này được xem là bước tiếp theo của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và là bước khởi đầu của một hiệp định thương mại tự do. Việc thông qua các hiệp định đã đánh dấu những bước quan trọng trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Để tiến được lộ trình