- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:
TRONG THỜI GIAN TỚ
3.1.2. Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tớ
trong thời gian tới
Báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ 2019 của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia cho thấy, giai đoạn 2021 - 2030, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những thuận lợi và bất lợi, thời cơ và thách thức đan xen. Với những điều kiện kinh tế như hiện nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ vào năm 2030 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2019 trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chính như dệt may vẫn sẽ giữ được ưu thế tại thị trường Hoa Kỳ, thị trường điện thoại linh kiện, giày dép sẽ tiếp tục giữ đà tăng trưởng trên 12% và hàng thủ cơng Hoa Kỳ nghệ sẽ có nhiều triển vọng. Mặt khác, trong thời gian tới hàng hóa Hoa Kỳ cũng có tiềm năng phát triển mạnh tại thị trường Việt do xu hướng kinh doanh và tiêu dùng hàng ngoại nhập đang có chiều hướng tăng cao. Các sản phẩm Hoa Kỳ phẩm của Hoa Kỳ ln có sức hút với khách hàng Việt bởi tâm lý sính ngoại, chất lượng và đẳng cấp. Những mặt hàng xuất xứ Hoa Kỳ được khách hàng Việt ưa chuộng trong thời gian gần dây điển như: điện thoại, đồ công nghệ, quần áo, Hoa Kỳ phẩm,… Tuy nhiên trong thời gian tới, xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mối khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực
phẩm của thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là những trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng cũng đồng thời là thị trường mà hàng hóa Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ kiện nhất, với hơn 22% số vụ kiện chống bán phá giá và khoảng 50% tổng vụ kiện chống trợ cấp đến từ thị trường này. Mới đây nhất, ngày 12/6/2018, Hoa Kỳ kiện Việt Nam chống bán phá giá sản phẩm thép; sản phẩm bao và túi đóng hàng dệt từ polyetylen của Việt Nam xuất đi Hoa Kỳ cũng bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Bên cạnh đó, đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đóng vai trị quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam, trong đó nổi bật là hoạt động đầu tư của GE, CocaCola, Microsoft, IBM, Nike, ExxonMobil và nhiều tập đồn, doanh nghiệp khác. Chính điều này đã góp phần tạo dựng cho Việt Nam có một chỗ đứng ngày càng vững chắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và phía Việt Nam đang cung ứng cho Hoa Kỳ những mặt hàng cần thiết như nông sản, hàng may mặc,… Từ những tiền đề trên trong thời gian tới, thương mại hai nước dự báo sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Bộ Cơng Thương dự báo trong thời gian tới xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư. Ngồi ra, Bộ Cơng Thương cũng đề cập tới việc, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà sốt hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ. Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, CP Việt Nam, Camimex... Mức thuế 0% này khơng chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới.