Phƣơng hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tớ

Kỳ trong thời gian tới

Để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới, hai quốc gia đều cho rằng cần tiếp tục xây dựng khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác ổn định, lâu dài, hướng tới tương lai. Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ theo hướng hợp tác cùng có lợi, tích cực thực hiện kế hoạch hành động hướng đến cán cân thương mại hài hịa và bền vững.

Phó Thủ tướng Việt Nam - Trịnh Đình Dũng khẳng định: “Chính sách xuyên suốt của Việt Nam là coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ. Trong đó, trụ cột hết sức quan trọng là kinh tế - thương mại tiếp tục trở thành nền tảng động lực trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước”. Việt Nam đang nỗ lực theo đuổi chính sách thương mại cân bằng với Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Trên tinh thần quốc gia bình đẳng và nguyên tắc cân bằng thương mại của các hiệp định thương mại tự do toàn cầu, Việt Nam khẳng định sẽ không bao giờ theo đuổi mục tiêu xuất siêu vào thị trường Hoa Kỳ như nhiều lần Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế đã từng đề cập với các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam đã và đang tích cực chỉ đạo triển khai Kế hoạch Hành động hướng tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ hài hòa, bền vững. Song song với việc nâng cao giá trị xuất khẩu, Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều hơn từ Hoa Kỳ, nhất là các nhóm hàng Hoa Kỳ có thế mạnh như: Năng lượng, nơng sản, dược phẩm, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống người dân.

Cụ thể Việt Nam đã chủ trương đưa ra nhiều chính sách và phương hướng để thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển hơn nữa trong thời gian tới, điển hình như: Hồn thiện khung pháp lý về hình thức đầu tư PPP qua đó tạo

thuận lợi cho các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư sang Việt Nam; Tăng cường việc trao đổi các đoàn cấp cao, tiếp xúc giữa các quan chức, nghị sĩ, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, các chủ doanh nghiệp, các học giả giữa hai nước; Mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nhân dân giữa hai nước, đặc biệt giữa các cựu chiến binh, các học giả, sinh viên, thanh niên, chức sắc tôn giáo, nhà báo, nghệ sỹ; Đẩy mạnh hợp tác kinh tế và tiếp tục môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư, đẩy mạnh hợp tác về du lịch; Khuyến khích quan hệ trực tiếp giữa các địa phương hai nước; Khích lệ sự tham gia của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là giới trẻ, vào thúc đẩy quan hệ hai nước; Thiết lập các kênh đối thoại phù hợp để xử lý các vấn đề còn tồn đọng.

Như vậy, trong tâm thế đất nước hội nhập toàn cầu, Việt Nam tiếp tục coi trọng, mong muốn tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ trên tinh thần phục vụ mục tiêu phát triển và phát huy vai trị đối tác tin cậy, có trách nhiệm.

Mặt khác, Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại với Việt Nam; coi thương mại là lĩnh vực trọng tâm, là động lực để tăng cường quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia. Hoa Kỳ tiếp tục coi trọng, dành ưu tiên và thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại với Việt Nam. Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink: Hoa Kỳ rất tôn trọng sự cởi mở ngày càng gia tăng của Việt Nam và đánh giá rất cao các bước thực hiện của Chính phủ Việt Nam trong q trình cải thiện hoạch định chính sách. Với tư cách là một đối tác của Việt Nam, trong thời gian tới Hoa Kỳ kỳ vọng Việt Nam sẽ duy trì được môi trường thuế, kinh doanh ổn định không chỉ cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ mà cả các doanh nghiệp nước ngoài khác.

Trong thời gian tới, để quan hệ thương mại hai nước phát triển mạnh mẽ hơn, Hoa Kỳ cho rằng hai quốc gia cần tập trung vào kế hoạch giải quyết các vấn đề về thương mại kỹ thuật số, quyền sở hữu trí tuệ, thuận lợi về hải quan và thương mại, các rào cản kỹ thuật đối với tiêu chuẩn thương mại, vệ sinh và kiểm dịch thực vật, cơ sở hạ tầng năng lượng.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)