Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 80)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2.4. Giải pháp về vốn

Thực tế cho thấy Hoa Kỳ thường ít khi đặt hàng đơn lẻ, mà một đơn đặt hàng của Hoa Kỳ có thể lên tới hàng trăm triệu sản phẩm mà lại đòi hỏi thời gian cung ứng nhanh. Do vậy để đáp ứng yêu cầu này thì các doanh nghiệp phải có năng lực sản xuất lớn, và để có được năng lực sản xuất phù hợp với nhu cầu của các đơn đặt hàng Hoa Kỳ, thì vốn là một yếu tố vơ cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt chính sách, bối cảnh thị trường để tập trung khai thác những thế mạnh của mình và đồng thời phải bám sát vào những gói kích thích cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp nên chủ động vươn lên bằng chính sức lực của mình, nếu muốn vay vốn từ ngân hàng thì phải đáp ứng được các điều kiện cho vay vì các ngân hàng ln phải kinh doanh an toàn. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể tham gia huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau như thơng qua việc th tài chính, các quỹ đầu tư, cơng ty tài chính, thậm chí có thể vay từ cán bộ công nhân viên, từ thị trường chứng khốn,… Ngồi ra, có những trường hợp thiếu vốn cần phải xem xét lại vì có thể ngun nhân là do cơ cấu khơng hợp lý, do đó doanh nghiệp cần có sự quản lý vốn tốt để sắp xếp vốn hợp lý để có được những khoản vốn dư cần thiết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp vẫn là phải tự hỗ trợ mình, tự cơ cấu lại nguồn vốn, điều chỉnh sản xuất kinh doanh và chọn trọng điểm để đầu tư.

Bên cạnh đó, trước căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng leo thang, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng trong việc liên kết hay làm cầu nối thương mại giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với thị trường Hoa Kỳ để hạn chế rủi ro khơng đáng có. Các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ ở các ngành hàng mà Trung Quốc bị đánh thuế cao tại thị trường này như da giày, hàng may mặc, đồ gỗ nội thất, lắp ráp đồ điện tử, đồ dùng thể thao, chất bán dẫn, sản xuất đồ chơi trẻ em,… Cơ hội luôn đi kèm với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đa phần có quy mơ vừa và nhỏ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, khả năng cạnh tranh còn chưa cao. Các doanh nghiệp nước ta cần sự quản lý chặt chẽ hơn,

tránh hiện tượng hàng Trung Quốc trà trộn vào Việt Nam để trung chuyển, tìm đường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tiêu biểu là các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất. Chủ động tìm hiểu thơng tin, cảnh báo sớm những diễn biến về cuộc chiến thương mại, để có những giải pháp ứng phó đồng thời sẵn sàng điều chỉnh sản xuất, kinh doanh, nguồn cung và thị trường một cách linh hoạt nhất có thể. Cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thông qua đổi mới sáng tạo và ứng dụng cơng nghệ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thế giới cũng xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Lựa chọn những sản phẩm phù hợp với trình độ kỹ năng của doanh nghiệp đặc biệt là có khả năng cạnh tranh về giá, có thương hiệu lớn để phát triển đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

KẾT LUẬN

Tồn cầu hố là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại và việc tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra rất nhiều cơ hội thuận lợi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đã có những thành cơng nhất định trong quan hệ thương mại với nhiều thị trường và khu vực thị trường trên thế giới. Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, đây được coi là một thị trường vô cùng hấp dẫn đối với bất kỳ một quốc gia xuất khẩu nào. Thị trường này Việt Nam khuyến khíchkết hợp chặt chẽ giữa nhập và xuất vì vậy trong những năm tới Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trở thành một trong những thị trường trọng điểm của nước ta. Xây dựng mối quan hệ thương mại phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là điều hết sức cần thiết bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các thỏa thuận được ký kết giữa hai quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời tạo dựng sự hịa bình, ổn định, hợp tác để cùng phát triển. Các mối quan hệ khác như chính trị, giáo dục, văn hóa,… cũng cần được quan tâm để từ đó thúc đẩy mối quan hệ thương mại phát triển. Trong giai đoạn 2010 - 2019, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia không ngừng phát triển và gia tăng theo chiều hướng tích cực, cán cân thương mại luôn thặng dư. Tuy nhiên cùng với những thuận lợi mới Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra vô cùng căng thẳng. Việc mở cửa hội nhập và bắt tay hợp tác với nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức đòi hỏi Việt Nam cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, cũng như chia sẻ những sự hiểu biết để cùng nhau góp phần phát triển quan hệ thương mại hai nước bền chặt, gắn kết.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 80)