Phƣơng hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ 1 Dự báo bối cảnh kinh tế thế giớ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 66)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ 1 Dự báo bối cảnh kinh tế thế giớ

3.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế thế giới

Trong thời gian qua, trên thế giới, xu thế bảo hộ thương mại đã và đang quay trở lại. Điển hình như việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra gay gắt... Kinh tế thế giới chứa đựng nhiều bất ổn, bởi xu hướng bảo hộ thương mại trở lại đồng nghĩa với việc các rào cản thương mại được dựng nên ngày càng nhiều, các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại được các nước sử dụng nhiều hơn. Dự báo trong giai đoạn tới nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại so với giai đoạn trước.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra dự báo cho tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2030 là từ 1,7 - 3,7%; IMF đưa ra dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ đạt 3,2% trong năm 2030, nhưng rủi ro suy giảm tăng trưởng thương mại vẫn còn lớn. Tăng trưởng ở cả thị trường mới nổi và đang phát triển từ nay đến năm 2030 sẽ chậm lại. Các nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ tăng 4,4% một năm so với 4,7% trong giai đoạn kể từ năm 2010, trong khi các nước phát triển sẽ tăng 1,5%, so với 1,7% kể từ năm 2010. Thương mại thế giới dự kiến tăng trưởng ở mức thấp, từ mức trung bình 4,1% giai đoạn 2021 - 2025, 3,7% giai đoạn 2026 - 2030. Dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới đạt được trung bình giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 lần lượt là 3,5% và 3,2%. Tăng trưởng kinh tế sẽ chịu tác động tiêu cực từ cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc đang trong xu hướng ngày một gay gắt và phức tạp. Xu hướng bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại và chủ nghĩa dân túy tiếp tục cản trở đà tăng trưởng thế giới. Tỷ trọng của châu Á trong GDP tồn cầu có thể

đạt mức 35% vào năm 2030, tương đương tỷ trọng của khu vực Eurozone và Hoa Kỳ cộng lại.

Báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ chiếm khoảng 50% GDP toàn cầu vào năm 2030 một sự thay đổi địa chấn từ một nửa trong số đó vào năm 2010. Năm 2030, quy mô nền kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2/3 so với năm 2010 với mức tăng GDP trung bình 3,5%/năm trong giai đoạn 2010-2020. Hai nước có dân số đơng nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Tỷ trọng GDP châu Á trong GDP toàn thế giới dự báo sẽ tăng lên 43% vào năm 2030 so với 35% năm 2015. Tiêu dùng trên thế giới, tính theo USD áp dụng tỷ giá thị trường, sẽ tăng mạnh, trung bình 5,6%/năm, từ mức 27.000 tỷ USD hiện nay lên mức 62.000 tỷ USD vào năm 2030. Xét về sức mua tính theo USD, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên, tiêu dùng tăng chủ yếu tại các thị trường đang nổi. Trung Quốc dự báo sẽ là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai thế giới. Ấn Độ hoặc thị trường châu Âu sẽ giữ vị trí thứ ba vào năm 2030. Hoa Kỳ sẽ sản xuất ra sản lượng tương đương với EU mặc dù dân số ít hơn.

Các nhân tố tác động đến xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế, thương mại toàn cầu trong năm 2030 và một vài năm tới được dự báo gồm: Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị kéo dài ở các khu vực Trung Đông, châu Á và sự bất ổn chính sách gia tăng ở châu Âu và Hoa Kỳ, căng thẳng thương mại Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục diễn biến phức tạp, cũng như các yếu tố mang tính chu kỳ và cấu trúc, sự thay đổi lập trường chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển là những yếu tố rủi ro gây tác động tới nền kinh tế thế giới những năm tới. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết... sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực, kéo dài cho tăng trưởng kinh tế thế giới, làm xáo trộn thị trường tài chính thế giới, có thể khiến các doanh nghiệp trì hỗn đầu tư và xem xét lại tồn bộ các thỏa thuận nguồn cung ứng cũng như các chuỗi giá trị toàn cầu liên quan, dẫn đến những ảnh hưởng

tiêu cực tới tăng trưởng thương mại toàn cầu. Các gói kích thích chính sách được triển khai ở một số nền kinh tế lớn sẽ giúp ngăn chặn sự sụt giảm mạnh hơn trong tăng trưởng GDP toàn cầu và hạn chế mức suy giảm sâu của thương mại toàn cầu trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế vĩ mơ tại thời điểm hiện tại là không chắc chắn. Các nhân tố khác tác động đến xu hướng tiếp tục tăng trưởng chậm lại và kìm hãm sự phục hồi của kinh tế, thương mại toàn cầu trong một vài năm tới, đó là: Sự già hóa dân số thế giới, khả năng tạo việc làm giảm; xu hướng năng suất thấp; kinh tế Trung Quốc giảm tốc do số nợ cao và tái cân bằng đầu tư quá mức; căng thẳng thương mại giữa các nước lớn dẫn đến các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn và giá cả hàng hóa thấp ở các nền kinh tế thị trường mới nổi; tác động của biến đổi khí hậu; hay mới đây nhất là đại dịch COVID – 19 đang khiến cho kinh tế tồn cầu rơi vào tình trạng suy thối, tăng trưởng dự báo là -2,3% năm 2020 (suy thoái hơn mức -1,7% của cuộc khủng hoảng năm 2009) do hiệu ứng từ những biện pháp hành chính cần thiết để đối phó đại dịch.

Trong năm 2030, Hoa Kỳ tiếp tục là nước dẫn đầu về thương mại, mặc dù tỷ trọng của Hoa Kỳ trong giá trị xuất nhập khẩu của toàn thế giới sẽ giảm nhẹ, từ 14% năm 2010 xuống 10% năm 2030. Trung Quốc sẽ thay thế Đức ở vị trí thứ hai và gần bắt kịp Hoa Kỳ vào năm 2030. Ấn Độ sẽ nhảy vọt từ vị trí thứ 24 hiện nay lên vị trí thứ 10, tuy nhiên cũng chỉ chiếm 3% tổng thương mại toàn cầu. Tăng trưởng GDP tiềm năng của Hoa Kỳ sẽ ở mức gần 3%/năm trong thời gian tới, chủ yếu là do tăng năng suất lao động, kết quả của việc Hoa Kỳ đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT). Những nghiên cứu trước đây của Cơ quan tình báo kinh tế Anh (EIU) cho thấy ICT là nhân tố chính tạo nên sự chênh lệch về năng suất lao động xuyên Đại Tây Dương. Hoa Kỳ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về ứng dụng ICT trong 15 năm tới. Ngồi ra, tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ cịn do lực lượng lao động tăng. Trong số các nước phát triển, dân số Hoa Kỳ tiếp tục có mức tăng tương đối cao. Trong vịng 15 năm tới, lượng người nhập cư lớn và tỷ lệ sinh cao tại Hoa Kỳ sẽ khiến

dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng. Ngược lại, tại EU, mặc dù cho phép nhập cư, dân số trong độ tuổi lao động dự báo sẽ tăng chậm lại hoặc giảm trong vòng 15 năm tới. Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động trung bình hàng năm của Hoa Kỳ dự báo đạt 0,5%/năm (giảm từ mức gần 1%/năm trong thập kỷ này xuống còn 0,3%/năm giai đoạn 2010-2020).

Với các nhân tố được chỉ ra trên đây, có thể thấy khó tránh khỏi một cuộc suy thối trên quy mơ tồn cầu trong thời gian tới. Đây chính là bài tốn khó giải cho mọi nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế mới nổi. Thương mại toàn cầu (khơng tính EU) nhìn chung được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt 3,3% và 3,4% vào năm 2020 và 2021, tức là chỉ hơn đôi chút so với năm 2019.

Trong các nhân tố trên đây, nhân tố có tác động mạnh nhất đến xu hướng tăng trưởng của kinh tế, thương mại toàn cầu trong năm 2020 và những năm tiếp theo phải nhắc đến là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đã có nhiều dự báo về các kịch bản diễn biến của cuộc chiến này, tuy nhiên, nhìn chung, cuộc chiến thương mại này được dự đốn sẽ khó kết thúc trong thời gian ngắn. Báo cáo của IMF dự báo, nếu Hoa Kỳ thực thi tất cả các kế hoạch áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc như đã cảnh báo và Trung Quốc áp thuế trả đũa, thì năm 2020, thuế quan mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tuyên bố áp lên hàng hóa của nhau sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 0,8%, tương đương mức giảm 700 tỷ USD.

Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt Nam. Vì vậy, khi hai đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Khi hàng rào thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ được áp dụng, khó khăn về đầu ra có thể khiến hàng hóa của Trung Quốc được đẩy sang thị trường Việt Nam và cạnh tranh với hàng Việt Nam ở các thị trường nước thứ ba khác. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn vì Trung Quốc tăng

cường thực thi các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa. Vì vậy, nguy cơ thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc có thể gia tăng trong thời gian ngắn. Việt Nam có thể trở thành nơi trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và ngược lại (nếu khâu kiểm sốt nhập khẩu thiếu hiệu quả). Hàng hóa và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dễ bị rơi vào tầm ngắm kiểm tra của Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu của Capital Economics, nếu chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ áp thuế quan 25% lên hàng nhập khẩu từ Việt Nam tương tự như đã làm với hàng Trung Quốc, Việt Nam có thể sẽ mất đi 25% doanh thu xuất khẩu, tương đương hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thiệt hại này sẽ xóa sạch lợi ích ước tính 0,5% GDP mà Việt Nam đạt được trong năm qua từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)