Những khó khăn và hạn chế

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 62)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.4.2. Những khó khăn và hạn chế

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hóa rất lớn tiềm năng. nhưng cũng là thị trường khó tính, địi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp. Vì vậy, để xuất khẩu thành công một lô hàng vào Hoa Kỳ không phải là dễ. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, giai đoạn 2010 – 2019 vẫn còn tồn tại những vướng mắc mà cả 2 bên cần phải xem xét giải quyết cả về mặt chính sách cũng như các rào cản thực hiện.

Những quy định về hàng nhập khẩu cũng như hệ thống pháp luật về thương mại của Hoa Kỳ vơ cùng rắc rối và phức tạp. Trình độ hiểu biết về pháp luật và

thực tiễn kinh doanh quốc tế của Việt Nam cịn có sự hạn chế. Một số quy định khắt khe của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu như: nhãn hiệu và thương hiệu không được sao chép và phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ, chất lượng sản phẩm phải được kiểm duyệt gay gắt theo tiêu chuẩn thương phẩm do Hoa Kỳ giám định,… Đi đôi với những luật lệ về nhập khẩu hàng hóa ở Hoa Kỳ cịn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát khối lượng hàng trong một thời gian nhất định. Để vào được thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu và nắm vững hệ thống quản lý xuất, nhập khẩu cũng như hệ thống hạn ngạch của Hoa Kỳ. Ngoài ra, hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế thương mại của Việt Nam vẫn chưa thật sự hồn chỉnh, thêm vào đó là trình độ cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, bất cập khiến cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ gặp khó khăn trong quan hệ bn bán với nước ta.

Thị trường Hoa Kỳ có tính bảo hộ rất cao. Hoa Kỳ là một trong những thị

trường xuất khẩu lớn nhất nhưng cũng đồng thời là thị trường mà hàng hóa Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ kiện nhất, với hơn 22% số vụ kiện chống bán phá giá và khoảng 50% tổng vụ kiện chống trợ cấp đến từ thị trường này Mặc dù chính sách về tự do hóa thương mại ln được đề cao tại quốc gia này nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ tinh vi như các hạn chế định lượng, thuế chống phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp phòng vệ,…. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường này đã vấp phải sự cản trở của các chính sách hạn chế thương mại của Hoa Kỳ. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, tính đến tháng 5/2018, cơ quan này đã có hơn 400 lệnh điều tra chống bán phá giá, trong đó có 10 lệnh liên quan đến Việt Nam. Các mặt hàng của Việt Nam bị lệnh điều tra chống bán phá giá ở Hoa Kỳ là cá file đơng lạnh, hịm và tủ đựng dụng cụ, tháp gió. Ta có thể thấy rõ trường hợp tiêu biểu đó là việc cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá

giá. Hoa Kỳ. Hàng dệt may Việt Nam tuy khơng cịn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt may của nước này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ lại đưa ra rào cản mới, đó là việc xây dựng cơ chế giám sát chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này đã gây tâm lý lo ngại không chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả các nhà nhập khẩu và bán lẻ ở Hoa Kỳ.

Năng lực cạnh tranh trong sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam tuy đã

được cải thiện, song nhìn chung vẫn cịn rất nhiều hạn chế. Mặc dù khi hiệp định thương mại Việt – Hoa Kỳ được Quốc hội hai nước thông qua, hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ được hưởng NTR nhưng vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khác, trong cuộc chiến này giá cả là quyết định. Hàng hóa Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng một số mặt hàng có chất lượng thấp và giá thành cao hơn sẽ khó cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác vốn đã có mặt tại thị trường Hoa Kỳ trước Việt Nam hàng chục năm. Năng lực về vốn thấp cộng với công nghệ và thiết bị cịn lạc hậu và trình độ nhân lực, quản lý cịn yếu kém dẫn đến chi phí sản xuất cao, từ đó làm giá cả nhiều loại hàng hóa cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh khiến cho sự tiêu thụ mặt hàng của Việt Nam giảm sút. Ngoài ra, khả năng tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp còn chưa cao dẫn đến việc ít người tiêu dùng biết đến các mặt hàng của Việt Nam. Chủng loại hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp cịn thiếu sự đa dạng do thiếu thơng tin về thị trường và thị hiếu khách hàng nên chất lượng và mẫu mã nhiều loại hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 62)