- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.3.2. Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam
Quy mô kim ngạch nhập khẩu:
So với kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thì kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam ở mức thấp hơn nhiều. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước xuất siêu trong mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào
Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2019 có sự tăng trưởng khơng đều nhưng tăng mạnh từ năm 2017 cho đến nay.
Hình 2.5. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Năm 2010, các cuộc tiếp xúc ngoại giao song phương và khu vực trong khuôn khổ ASEAN mà Việt Nam là Chủ tịch đã góp phần gia tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ đạt mức 3,77 tỷ USD.
Trong các năm 2013,2014 hai nước cũng đã có nhiều cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật về các vấn đề nông nghiệp, quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và cơ hội tiếp cận thị trường sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Năm 2016, Hoa Kỳ xuất khẩu 1.453 tỷ USD, trong đó Việt Nam là thị trường nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Hoa Kỳ lớn thứ 27, chiếm tỷ trọng 0,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ. Việt Nam đã cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam và tạo điều kiện đối với các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm, như: nhập khẩu ơtơ, an ninh mạng, thanh tốn điện tử và tài chính- tiền tệ...
3,77 4,53 4,83 5,23 4,83 5,23 6,3 7,79 8,7 9,35 12,75 14,36 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ USD Nhập …
Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Hoa Kỳ đạt giá trị cao kỷ lục trong 10 năm trở lại đây là 14,36 tỷ USD do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, xuất khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc giảm nên giá cũng giảm theo, nhờ đó lượng nhập về Việt Nam tăng mạnh.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu:
Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt mức bình quân 16,02%/năm trong giai đoạn 2010 - 2019. Tuy nhiên, trong đó tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2013 lại bị sụt giảm mạnh, năm 2013 giảm hơn 50% so với năm 2010. Những yếu tố rủi ro của thương mại thế giới cũng như khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu trong những năm này. Trong các năm tiếp theo, hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ đã lấy lại được đà tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là năm 2018, kim ngạch nhập khẩu đã tăng gấp 5 lần so với 2017 nhờ chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam mang tới cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ những thỏa thuận mua hàng hóa trị giá hàng chục tỷ USD kí với các đối tác Việt Nam
Bảng 2.2. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2019
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu:
Trong giai đoạn hiện nay Hoa Kỳ không chỉ là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam mà cịn nằm trong các nhóm nước cung cấp lượng hàng hóa lớn cho nước ta. Điển hình có thể thấy rõ trong biểu đồ thể hiện tỷ trọng kim ngạch
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 3,77 4,53 4,83 5,23 6,30 7,79 8,7 9,35 12,75 14,36 Tốc độ tăng (%) 25,6 20,2 6,62 8,28 20,5 23,6 11,6 7,47 36,3 12,6
hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam dưới đây. Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam hiện nay đều có sự xuất hiện của hàng hóa xuất xứ từ Hoa Kỳ. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây từ 2,42% năm 2010 lên 4,1% năm 2019.
Hình 2.6. Tỷ trọng kim ngạch hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ giai đoạn 2010 - 2019
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ
Các mặt hàng chính Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bao gồm: máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu; đậu tương…Đáng chú ý, năm 2018 tổng trị giá nhập khẩu của 10 nhóm mặt hàng lớn nhất có xuất xứ từ Hoa Kỳ năm 2018 đạt hơn 8,97 tỷ USD, chiếm 70,4% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Hoa Kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu năm 2018: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có trị giá 3,1 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017; nhập khẩu bông các loại đạt 1,47 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 1,05 tỷ USD;...
84,8 106,7 113,9 132 148 165,5 132 148 165,5 174,1 211,1 236,7 253,1 3,77 4,53 4,83 5,23 6,3 7,79 8,7 9,35 12,75 14,36 0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ USD Hoa Kỳ Việt Nam
Hình 2.7. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2018
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ đã phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của ta cũng như đặc điểm xuất khẩu của Hoa Kỳ. Nhóm mặt hàng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất chiếm phần kim ngạch đáng kể, chủ yếu là máy móc thiết bị, bông, sợi, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu,… Đặc biệt nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong những năm gần đây chiếm kim ngạch lớn nhất có trị giá lên đến 4,8 tỷ USD. Đa số đều là những mặt hàng trong nước chưa có khả năng sản xuất nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Các mặt hàng nông sản thực phẩm và một số mặt hàng tiêu dùng khác cũng được nhập khẩu từ Hoa Kỳ nhưng với kim ngạch thấp hơn.
Hiện nay vấn đề thâm hụt thương mại được coi là ưu tiên cao trong quan hệ thương mại hai nước. Hoa Kỳ tuy nhập siêu song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam tăng nhanh ở mức 77% (gấp 4 lần tốc độ tăng của Việt Nam), xuất siêu về dịch vụ. Việt Nam đang tích cực phối hợp với Hoa Kỳ để tăng nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn gấp gần 4 lần nhập khẩu từ Hoa Kỳ nên dù tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách nhập siêu từ nước ta. Có thể thấy rõ phần lớn hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ đã có được sự
24% 12% 12% 8% 5% 4% 3% 3% 38% Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Bông các loại
Chất dẻo nguyên liệu Thức ăn gia súc Máy móc, thiết bị
Nguyên vật liệu dệt may, da, giày
Phế liệu sắt thép Khác
đối xử ngang bằng trong cạnh tranh về giá đối với hàng hoá cùng loại đến từ các nước có quan hệ thương mại song phương với Việt Nam.