Hiệp định khung về Thƣơng mại và Đầu tƣ (TIFA)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 44)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2.3. Hiệp định khung về Thƣơng mại và Đầu tƣ (TIFA)

Quan hệ hợp tác giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ được đóng thêm một dấu chứng nhận chất lượng mới nhờ Hiệp định Khung về thương mại và đầu tư (TIFA) được ký kết vào ngày 22/6/2007, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Carlos Guitierez. Nội dung chính của Hiệp định xoay quanh việc thiết lập một Hội đồng hợp tác song phương mà đứng đầu lãnh đạo là cấp bộ trưởng để thảo luận về những định hướng, chính sách lớn, sáng kiến hợp tác có liên quan đến việc tự do hóa trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Đồng thời, Hội đồng cũng sẽ bàn bạc các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương, giải quyết những vướng mắc trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai bên. Các vấn đề đang là mối quan tâm lớn như: sở hữu trí tuệ, xem xét để công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, những rào cản kỹ thuật, biện pháp liên quan đến kiểm định động, thực vật,… sẽ là những nội dung chính được đưa ra thảo luận.

Mặc dù TIFA mới chỉ mang tính chất khung và khơng đưa ra ràng buộc nào cả nhưng nó mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa trong các vấn đề thương mại, lĩnh vực mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều dành sự ưu tiên hàng đầu. Sau khi ký TIFA, Việt Nam sẽ có cơ hội đưa ra những kiến nghị của mình trong các lĩnh vực cịn gặp nhiều khó khăn như dịch vụ, ngân hàng, viễn thơng,…và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Thông qua TIFA, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra các ý kiến với các quan chức cấp cao để từ đó tìm cách tháo gỡ với bên phía Hoa Kỳ. Nội dung của Hiệp định tuy đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa lớn vì TIFA sẽ là tiền đề để thiết lập mạng lưới các hiệp định tự do thương mại trong khu vực ASEAN và Hoa Kỳ. Trên cơ sở khai thác các nội dung của TIFA, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có cơ hội đánh giá và nhận biết được những thách thức để từ đó nâng mối quan hệ thương mại – đầu tư lên tầm

cao hơn nữa. TIFA được xem là bước tiếp theo của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký năm 2000 và là bước mở đầu tiến tới Hiệp định thương mại tự do.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)