9. Cấu trúc của luận văn
3.4.4. Kết quả tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo sát về sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động BD cho GV các trường MN được thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
TT Biện pháp đề xuất Mức độ cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc Không cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết 1
Nâng cao nhận thức của CBQL,GV và các lực lượng giáo dục khác về tầm quan trọng quản lý hoạt động BDGV các trường MN đáp ứng CNN SL 00 00 13 32 3,71 2 % 00 00 28,9 71,1 2
Đổi mới lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp SL 00 00 15 30 3,67 3 % 00 00 33,3 66,7 3
Chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp SL 00 00 24 21 3,47 4 % 00 00 53,3 46,7 4 Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
SL 00 00 12 33
3,73 1 % 00 00 26,7 73,3
5
Tăng cường công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp SL 00 00 30 15 3.33 5 % 00 00 66,7 33,3 6
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp SL 00 00 34 11 3,22 7 % 00 00 78,3 21,7 7
Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
SL 00 00 31 14
3,31 6 % 00 00 68,9 31,1
Kết quả khảo sát cho thấy 07 biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ cấp thiết. Trong đó số ý kiến đánh giá rất cần thiết và cần thiết chiếm tỷ lệ cao (100%). Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp đề xuất là cần thiết trong quản lý hoạt động BD GV, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BD cho GV các trường mầm non.
Trong đó biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác về tầm quan trọng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non đáp ứng CNN”; “ Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đáp ứng CNN” và “Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp” là 3 biện pháp được đánh giá tỷ lệ rất cần thiết là (>66%). Bốn biện pháp còn lại cũng được đánh giá là cần thiết chiếm tỷ lệ (>53%).
3.4.5. Kết quả tính khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDGV các trường MN được tổng hợp trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDGV các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
TT Biện pháp đề xuất Mức độ khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi 1
Nâng cao nhận thức của CBQL,GV và các lực lượng giáo dục khác về tầm quan trọng quản lý hoạt động BDGV các trường MN đáp ứng CNN SL 00 5 35 5 2,73 6 % 00 11,1 51,1 11,1 2
Đổi mới lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
SL 00 3 24 18
3,33 1 % 00 6,7 53,3 40
3
Chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp SL 00 3 28 14 3,24 2 % 00 6,7 62,2 31,1 4
Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp SL 00 13 29 3 2,79 7 % 00 28,89 64,44 6,67 5
Tăng cường công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
SL 00 10 26 9
2,84 5
TT Biện pháp đề xuất Mức độ khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi 6
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
SL 00 8 26 11
3,07 4
% 00 17,8 57,8 24,4
7
Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
SL 00 7 26 12
3,11 3 % 00 15,6 57,8 26,6
So với đánh giá mức độ cần thiết thì đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất có tỉ lệ thấp hơn. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp đều có tỉ lệ số ý kiến đánh giá ở mức khả thi và rất khả thi (>70%).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Dựa trên những cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BDGV và dựa trên các kết quả nghiên cứu qua các hồ sơ, báo cáo tổng kết của hoạt động BDGV các trường MN cũng như thực trạng quản lý hoạt động BDGV các trường mầm non Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương đáp ứng CNN, luận văn đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động BD cho GV đó là:
(1). Nâng cao nhận thức của CBQL,GV và các lực lượng giáo dục khác về tầm quan trọng quản lý hoạt động BDGV các trường MN đáp ứng CNN.
(2). Đổi mới lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
(3). Chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
(4). Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
(5). Tăng cường công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
(6). Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
(7). Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm đều đánh giá có tính cần thiết, khả thi cao. Trong quá trình thực hiện, mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò nhất định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, những biện pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ thì mới phát huy được sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động BDGV các trường mầm non tại Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Trong yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đã trở nên yêu cầu bức xúc, cần được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển giáo dục.
Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu lý luận, thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý của nhà trường đối với hoạt động BDGV ở các trường mầm non tại Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương. Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Về lý luận
Luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Trong đó gồm có các khái niệm công cụ (quản lý, hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non; chuẩn nghề nghiệp; quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp).
Luận văn đã xác định được mục tiêu, vai trò của quản lý hoạt động BDGV, các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp gồm: Quản lý nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; Quản lý phương pháp bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; Quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non tại tổ chuyên môn, thao giảng,dự giờ…; Quản lý việc tự bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; Quản lý đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; và Quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Luận văn cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này.
Đây chính là điều kiện cần thiết, quan trọng để tác giả tiến hành khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động BDGV các trường mầm non và đề xuất các biện pháp quản lý.
1.2. Về thực tiễn
Bằng các phương pháp khảo sát phù hợp, tác giả đã điều tra về thực trạng quản lý hoạt động BDGV các trường mầm non tại Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, đã thu thập được những ý kiến đánh giá từ các khách thể được chọn khảo sát, phỏng vấn
gồm cán bộ quản lý, giáo viên. Qua việc xử lý kết quả điều tra được, tác giả luận văn nhận thấy rằng:
Công tác quản lý hoạt động BDGV các trường MN cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đa số CBQL đã xác định hoạt động DBGV là cần thiết, là một phần nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục chung hàng năm của nhà trường. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch và công tác quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả ở một chừng mực nhất định.
Tuy vậy, công tác quản lý hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nhiều trường chưa quan tâm đúng mức trong việc lập kế hoạch hoạt động BD cho GV, kế hoạch còn sơ sài; việc kiểm tra, đánh giá hoạt động này chưa đi vào thực chất;công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp còn hạn chế; các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp chưa đảm bảo; công tác chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp chưa sát với nhu cầu của GV.
Đề tài đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động BDGV các trường MN Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương đáp ứng CNN: (1). Nâng cao nhận thức của CBQL,GV và các lực lượng giáo dục khác về tầm quan trọng quản lý hoạt động BDGV các trường MN theo CNN; (2). Đổi mới lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; (3). Chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; (4). Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; (5). Tăng cường công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; (6). Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; (7). Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết, khả thi cao.
2. KHUYẾN NGHỊ