Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Chỉ đạo của các cấp quản lý về hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

Yêu cầu quan trọng để quản lý hoạt động BD cho GVMN đạt hiệu quả, đó là người quản lý cần phải nắm vững hệ thống các văn bản mang tính pháp lý do Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT ban hành. Dựa trên các văn bản đó, Hiệu trưởng ban hành và triển khai kịp thời các quy định, các công văn hướng dẫn nhằm giúp các bộ phận phối hợp thực hiện tốt nhất hoạt động BD cho giáo viên tại đơn vị.

Hiện nay, áp lực về sĩ số trẻ trên lớp, cường độ lao động và thu nhập của GVMN đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức và quản lý hoạt động BD cho GV. Do đó cần có các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD&ĐT, đặc biệt với đặc thù của bậc học mầm non, Nhà nước cần có các chính sách tiền lương, phụ cấp phù hợp với tính chất công việc nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của GVMN; Công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động BD cho GVMN của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT là các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của hoạt động BDCM cho GV các trường mầm non.

1.5.2.2. Tài chính, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong trường mầm non

Tài chính, cơ sở vật chất là những yếu tố về điều kiện, chúng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên, nếu nhà trường thiếu điều kiện về tài chính, trang thiết bị của trường lớp thì hoạt động bồi dưỡng giáo viên sẽ không đạt kết quả như mong muốn.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh đến đội ngũ GV, đòi hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo để

không những góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tìm ra những hướng đi mới, cách làm mới để đưa nền GD nước ta từng bước phát triển bền vững.

Sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ GVMN là phải không ngừng học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Chúng ta nhận thấy, cơ chế chính sách của nhà nước, cơ sở vật chất, tài chính tại các cơ sở giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần tìm ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố trên để đảm bảo mục tiêu đã đề ra trong hoạt động bồi dưỡng GV trong các trường mầm non hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Việc bồi dưỡng cho GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa quyết định chất lượng đội ngũ GVMN, vì đây là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục mầm non.

Trong chương 1, tác giả luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Trong đó gồm có các khái niệm công cụ (hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp). Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng CNN là quá trình tác động có mục đích của nhà QL đến toàn bộ hoạt động BD cho GVMN nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động BD cho GV. Để đạt được mục đích ấy, nhà quản lý cần QL mục tiêu hoạt động BD cho giáo viên, QL nội dung, QL phương pháp, hình thức, QL kiểm tra, đánh giá hoạt động BD cho giáo viên, QL các điều kiện cần thiết cho hoạt động BD cho GVMN. Luận văn cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này.

Như vậy, cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên MN theo chuẩn nghề nghiệp sẽ là căn cứ quan trọng để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên MN theo chuẩn nghề nghiệp trong chương 2, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMNtại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đáp ứng chuẩn nghề nghiệp ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 2.1. Khái quát về kinh tế- xã hội và giáo dục mầm non của thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Thị xã Tân Uyên là một đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh Bình Dương, nằm cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, là nơi có nhiều tiềm năng và hội tụ điều kiện thuận lợi cho phát triển; nằm trong địa bàn động lực phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnh. Thị xã đóng vai trò là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội và tạo ra sức lan tỏa trong quá trình phát triển của tỉnh Bình Dương.

Thị xã Tân Uyên tiếp tục phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp đúng định hướng. Hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm đã góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, đô thị hóa nhanh. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Thị xã Tân Uyên đã được công nhận đô thị loại III và được Chính phủ công nhận Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, đón nhận Huân chương lao động hạng 2. Đây là điều kiện và tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững trong nhiệm kỳ tới, sớm đưa thị xã Tân Uyên trở thành đô thị loại II. Để đạt được những mục tiêu trên, Thị xã Tân Uyên vẫn luôn có những chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên, nhân viên nói riêng.

Thị xã Tân Uyên được thành lập từ ngày 01/4/2014, tổng diện tích tự nhiên là 192,50 km², dân số thị xã Tân Uyên đến thời điển hiện nay 370.512 người, với 130.610 hộ, mật độ dân số đạt 1.925 người/km². Trong đó người dân nhập cư, công nhân lao động của các tỉnh khác đến làm việc chiếm tỷ lệ từ 65 – 70% đẫn đến một số nhu cầu trong xã hội tăng.

Tổng số tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn Thị xã Tân Uyên hiện có 47 (bao gồm 12 đảng bộ xã, phường, 02 đảng bộ lực lượng vũ trang, 02 chi bộ doanh nghiệp, 4 chi bộ đơn vị sự nghiệp, 26 chi đảng bộ cơ quan hành chính, 01 chi bộ công ty), có 180 chi bộ trực thuộc, với 3.640 đảng viên.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách: 354 người. Trong đó, khối cơ quan Đảng 65, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội 57, cơ quan Hội đồng nhân dân 04, khối cơ quan chính quyền thị xã 133, khối phường 226, đơn vị sự nghiệp 2.709.

Cán bộ chủ chốt thị xã có 198 đồng chí (69 nữ), Ban Chấp hành Đảng bộ có 40/43 (09 nữ); Ban Thường vụ Thị ủy có 11 (03 nữ).

Về địa giới hành chính Thị xã Tân Uyên có Thị xã Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội. Trong đó, 2 xã Bạch Đằng và Thạnh Hội là 2 cù lao nằm trên sông Đồng Nai.

Là địa bàn có nhiều cù lao, trong đó có các con suối, rạch lớn và sông Đồng Nai. Thuận lợi cho giao thông đường Thủy.

Bình Dương đã và đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI vào các Khu Công Nghiệp, hiện có 48 Cụm và Khu công nghiệp. Sự xuất hiện càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương đã trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong hơn 20 năm qua, với các chính sách ưu đãi về điều kiện thuận lợi, kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính đơn giản nhanh gọn, các KCN và Cụm CN ở Bình Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Hiện nay với định hướng phát triển kinh tế chủ đạo của thị xã là công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hạ tầng kỹ thuật ngoài khu, cụm công nghiệp đã từng bước được đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngành nghề thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp được chọn lọc, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường; ngành nghề đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động… Với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.328,5 tỷ đồng tăng 44,85%, các Khu, cụm công nghiệp ở Thị xã Tân Uyên với số lượng 9 (gồm 5 KCN và 4 Cụm CN).Vốn đầu tư trong nước: Có 169 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong đó trong khu, cụm công nghiệp là 04 doanh nghiệp), tăng 93 doanh nghiệp so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 1.100,89 tỷ

đồng (tăng 391,89 tỷ đồng so với cùng kỳ). Từ đầu năm 2020 đến nay, UBND thị xã đã chấp thuận chủ trương cho 64 cơ sở (tăng 20 cơ sở so với cùng kỳ), ngành nghề chủ yếu: gia công đồ gỗ gia dụng, cơ khí, vật liệu xây dựng…và trình UBND tỉnh xem xét bố trí đi ̣a điểm đầu tư cho 38 doanh nghiệp). Vốn đầu tư nước ngoài: Có 28 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư mới (trong khu, cụm công nghiệp 11 doanh nghiệp), giảm 04 doanh nghiệp so với cùng kỳ với tổng vốn đầu tư 129 triệu USD (giảm 11 triệu USD so với cùng kỳ).

Thị xã Tân Uyên thời gian qua các tuyến đường giao thông ĐT, ĐH và ĐX trên toàn thị xã được triển khai nâng cấp mở rộng, bê tông nhựa hóa, cải tạo via hè, hệ thông thoát nước đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân diện mạo đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Hiện nay, thị xã đã hoàn thành các công trình trọng điểm như các tuyến phố đi bộ, đưa vào sử dụng 3 đoạn bờ kè dọc sông Đồng Nai... Để tạo điểm nhấn khu đô thị ven sông, thị xã đang thi công xây dựng đường ven sông đoạn từ trụ sở đoàn thể Uyên Hưng đến quán Gió. Có một cảng Thạnh Phước đưa vào hoạt động năm 2017, việc quy hoạch các bên thủy nội địa trên địa bàn cũng được UBND thị xã quan tâm, đẩy mạnh phát triển nhầm đáp ứng nhu cầu và chuyển hàng hóa, giảm áp lực giao thông đường bộ.

Hệ thống giáo dục của Thị xã có 41 trường công lập (MN 13, TH 16, THCS 09, THPT 3), 25 trường mầm non ngoài công lập và 101 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (giảm 05 nhóm so với năm 2018); 01 trung tâm GDNN – GDTX và 01 Trường trung cấp nghề.

Trên địa bàn thị xã có 01 Bệnh viện đa khoa thị xã quy mô 200 giường; 02 Phòng khám đa khoa khu vực, 10 Trạm Y tế xã, phường. Về công tác xã hội hóa ngành y tế: 01 Bệnh viện đa khoa tư nhân, 06 phòng khám đa khoa tư nhân.

Di tích, lịch sử - văn hóa trên địa thị xã Tân Uyên có 10 di tích được xếp hạng trong đó có 1 di tích cấp Quốc gia (Di tích khảo cổ học Cù Lao Rùa xã Thạnh Hội) và 9 di tích cấp tỉnh (Chiến thắng Tháp Canh Cầu Bà Kiên, Di tích Hưng Long Tự (Chùa Bà Thao), Di Tích Đình Dư Khánh Phường Thạnh Phước, Di tích Chiến Khu Vĩnh Lợi xã Vĩnh Tân, Di Tích ĐìnhTân Trạch, Di tích nhà Cổ ông Đỗ Cao Thứa xã Bằng Đằng, Di tích Đình Vĩnh Phước phường Thái Hòa, Di tích Đình Bưng Cù phường Tân Phước Khánh, Di tích Miếu Ông phườngTân Hiệp.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Dương

2.1.2.1. Tình hình giáo dụcthị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Trên địa bàn Hệ thống giáo dục của Thị xã có 41 trường công lập ( Mầm Non 13, Tiểu Học 16, Trung Học Cơ Sở 09, Trung Học Phổ Thông 03), 25 trường mầm non ngoài công lập và 101 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; 01 trung tâm GDNN – GDTX và 01 Trường trung cấp nghề. Ước có 26 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm Non 08, Tiểu Học 11, Trung Học Cơ Sở 06, Trung Học Phổ Thông 01).

Tổng số toàn ngành CBGVNV ngành giáo dục là 2343 người, trong đó giáo viên là 1.777 người, đạt chuẩn trở lên là 1.772 người (99,72%, tăng 0,08% so với năm 2018), chưa đạt chuẩn là 5 người (0,28%, giảm 0,08% so với năm 2018). Trong đó: Bậc mầm non có 426 người, trong đó giáo viên là 247 người, đạt chuẩn trở lên là 247 người, tỷ lệ 100%; bậc Tiểu học có 982 người, trong đó giáo viên là 776 người, đạt chuẩn trở lên là 776 người, tỷ lệ 100%; bậc Trung học cơ sở có 658 người, trong đó giáo viên là 540 người, đạt chuẩn trở lên là 540 người, tỷ lệ 100%; bậc Trung học phổ thông có 236 người, trong đó giáo viên là 188 người, chuẩn trở lên là 185 người, tỷ lệ 98,4%, chưa đủ chuẩn là 3 người, tỷ lệ 1,6%. Trung tâm GDNN - GDTX có 41 người, trong đó giáo viên là 26 người, đạt chuẩn trở lên là 24 người, tỷ lệ 92,31%, chưa đạt chuẩn là 2 người, tỷ lệ 7,69%. Hầu hết các thầy cô có nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, ý thức và quyết tâm tự học tự rèn để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo.

Đến nay mạng lưới trường học mầm non 37 trường (Trong đó 13 trường công lập, 25 trường mầm non ngoài công lập và 101 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập); đảm bảo được tính đồng bộ, hoàn chỉnh theo cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển ổn định lâu dài hệ thống trườn mầm non ngoài công lập phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục bậc học Mầm non đã huy động trẻ 5 tuổi ra lớp là 4.260/4.161 trẻ điều tra; tỷ lệ ra lớp 100%.

Các công trình giáo dục dần được xây dựng mới nhằm đáp ứng thực tế và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất hiện có của ngành trên cơ sở nâng cấp, điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển theo quy hoạch. Ngành Giáo dục và Đào tạo duy trì tốt cơ

sở giáo dục trên địa bàn thị xã, đồng thời thực hiện giải pháp đảm bảo số lượng học sinh ra lớp bán trú tạo điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.

Bình quân trên địa bàn mỗi phường có từ 1 đến 2 trường mầm non công lập, 1 trường Tiểu học công lập, từ 1 đến 3 xã, phường có 1 trường trung học cơ sở (trường trung học cơ sở ở các phường). Cơ sở vật chất trường lớp thường xuyên được cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới và đảm bảo điều kiện nhằm phát triển chất lượng giáo dục toàn diện.

2.1.2.2.Tình hình giáo dục mầm non thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp Tỉnh, những năm gần đây, giáo dục mầm non trên địa Thị xã Tân Uyên từ năm 2014 tách huyện đến nay có nhiều sự phát triển, tính đến năm 2020 Thị xã được xây dựng thêm 2 trường mầm non trên địa bàn xã, phường chưa có trường Mầm non (02: Mầm non Phú Chánh đưa vào sử dụng năm 2016, Mầm non Thạnh Hội đưa vào hoạt động năm 2018) xây mới bổ sung cho trường xuống cấp (01: Mầm non Hoa Hồng dự kiến năm học 2021 – 2022 hoàn thiện đưa vào sử dụng), và dự kiến xây mới bổ sung (năm 2021 khởi công trường Mầm non Thạnh Phước) tạo điều kiện xã hội hóa GDMN trên địa bàn thị xã, góp phần giải quyết chỗ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)