Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 85 - 90)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo

theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch một, biện pháp 10 và tổ chức triển khai có hiệu quả là vô cùng quan trọng. Đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhằm để đưa các hoạt động bồi dưỡng GV đi vào nề nếp, đạt hiệu quả.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc học tập và làm việc theo Chuẩn. GV được định hướng và tự định hướng về những yêu cầu cần đạt được ở từng mức điểm cụ thể của mối tiêu chí.

- Trang bị cho GV những phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVMN trước mắt; đồng thời tạo cho họ một tiềm năng nhất định để tiếp tục tự hoàn thiện năng lực sư phạm trong quá trình giảng dạy.

- Gắn công tác đào tạo bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và tổng kết kinh nghiệm. Gắn bó quá trình đào tạo ở trường sư phạm và bồi dưỡng sau khi tốt nghiệp, coi đó là hai quá trình có liên quan hữu cơ của một quá trình thống nhất là xây dựng nhân cách người GV.

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống tác phong, năng lực chuyên môn phải thực sự thiết thực và phục vụ cho chính công tác giảng dạy của GV hoặc những công việc GV đảm nhận.

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phải góp phần nâng cao chất lượng trình độ chung của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong các nhà trường nhằm nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV.

- Các trường cần bán sát nội dung bồi dưỡng đã được xây dựng trong kế hoạch để triển khai có hiệu quả, kết hợp tính nhiều mặt với chuyên môn hóa và phân hóa theo đối tượng. Chương trình bồi dưỡng bao gồm các thành phần kiến thức cơ bản theo đối tượng. Chương trình bồi dưỡng bao gồm các thành phần kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước (đặc biệt các nội dung quan điểm, định hướng về giáo dục), tâm lí học, giáo dục học, các vấn đề về lí luận phương pháp dạy học tiên tiến bộ môn, các vấn đề mới về chương trình, sách giáo khoa và khoa học bộ môn. Bên cạnh đó là các chương trình nhằm phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống và thực tiễn GD… Tất cả nội dung trên cần tìm được phương thức triển khai phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, có thể đan xen, có thể ưu tiên những nội dung mà GVMN của trường đang bất cập triển khai trước…

- Khi triển khai công tác bồi dưỡng các nội dung theo chuẩn tập trung vào những nội dung GV còn yếu hoặc các chuyên đề bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống hay bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng như bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học bồi dưỡng về kiến thức tin học và ngoại ngữ, thiết kế đồ dùng dạy học.

Cụ thể, khi triển khai nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp của GVMN trong nhà trường cần chú ý những hoạt động sau:

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống: Bồi dưỡng thường xuyên thông qua đa dạng phương thức tổ chức và được lồng ghép với các hoạt động khác.

+ Bồi dưỡng về kiến thức đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh MN, kiến thức xã hội, chuyên ngành, nâng cao kiến thức chuyên môn và mở rộng kiến thức liên quan: kết hợp bồi dưỡng theo lớp và tự bồi dưỡng.

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kỹ năng gồm: Phương pháp giảng dạy, kỹ năng quản lý lớp học, giáo tiếp… Cần sử dụng các chuyên gia và tổ chức thành lớp học theo định kỳ.

3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Các trường cần tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn đảm bảo: mục tiêu, đối tượng cần bồi dưỡng, đủ về số lượng, cân đối về các tổ, khối, có mũi nhọn nòng cốt cho từng khối.

Thực hiện các lớp trên Chuẩn phù hợp, hiệu quả, có phương án lựa chọn, cử GV đi đào tạo nâng cao trình độ và có chế độ tài chính thích hợp hỗ trợ người đi học. Những giáo viên được cử đi đào tạo phải thực sự có đủ năng lực và phẩm chất để sau khi được đào tạo có thể phát huy tác dụng tích cực trong công tác giảng dạy của nhà trường.

- Cần đa dạng hóa các hình thức, phương thức bồi dưỡng cho giáo viên, tạo sự liên kết, phối hợp giữa các phương thức để tạo thành một kế hoạch tổng thể.

- Trước khi tiến hành bồi dưỡng theo chuẩn cho giáo viên, Ban Giám hiệu cần khảo sát đánh giá giáo viên theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn, dựa vào năng lực, nhu cầu của giáo viên, yêu cầu của nhà trường và ngành học.

- Các hình thức bồi dưỡng:

+ Tập trung ngắn hạn, dài hạn đề nâng cao trình độ đào tạo; + Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì;

+ Bồi dưỡng theo chuyên đề;

+ Bồi dưỡng qua các hoạt động của tổ chuyên môn; + Bồi dưỡng thông qua hội thảo khoa học;

+ Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm; + Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường; + Thông qua chuyên gia, giáo viên đầu đàn.

Cụ thể:

+ Tiến trình bồi dưỡng cho giáo viên có 2 bước:

Bước 1: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán như: Tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng, giáo viên giỏi của từng lứa tuổi để làm nòng cốt giúp đỡ các giáo viên trong thực tế công tác. Lực lượng giáo viên cốt cán vừa vững về kiến thức vừa giỏi về

kỹ năng sẽ hỗ trợ hiệu quả nhất đặc biệt có khả năng truyền thụ các nội dung gần gũi với giáo viên, có khả năng cung cấp kiến thức thực tế phù hợp, có kỹ năng sư phạm thành tạo để truyền thụ cho giáo viên dễ hiểu và tiếp thu hiệu quả nhất.

Trước khi tiến hành bồi dưỡng, cần quán triệt nhiệm vụ để giáo viên cốt cán biết và phối hợp hiệu quả với các giáo viên.

Bước 2: Bồi dưỡng toàn thể các giáo viên. Các nội dung bồi dưỡng phải đi từ cơ bản đến chi tiết, đi từ các phẩm chất đạo đức, đến kiến thức và kỹ năng sư phạm đi từ dễ tới khó.

Trong các buổi bồi dưỡng đếu có 2 nội dung là lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là phần cung cấp những yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất, kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Thực hành là phần giáo viên thực hành, thể hiện kỹ năng sau khi được bồi dưỡng về lý thuyết. Phần thực hành có vai trò rất quan trọng đánh giá kết quả bồi dưỡng của từng giáo viên.

Với mỗi buổi bồi dưỡng, cần tổng kết, nhấn mạnh vào những nội dung giáo viên cần đặc biệt lưu ý, điều này nhằm tránh cho giáo viên sau buổi bồi dưỡng không hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng cần đạt.

- Hình thức bồi dưỡng:

Bồi dưỡng tập trung trong hè: Đây là nhiệm vụ thường xuyên trong ngành giáo dục, trong đợt tập trung này giáo viên được trang bị những kiến thức về chuyên ngành, những nội dung chuẩn bị cho năm học mới nên đa số sẽ là những nội dung mới. VD: kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ, kỹ năng giao tiếp với phụ huynh, kỹ năng xây dựng kế hoạch… Hình thức bồi dưỡng trong hè giúp giáo viên hệ thống hóa được kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới sắp đến.

Bồi dưỡng thường xuyên trong năm học: Đây là hình thức bồi dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó diễn ra liên tục, có tính thực tiễn cao và có tác dụng bồi dưỡng bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí của từng giáo viên rất hiệu quả. Sau khi được bồi dưỡng về lý thuyết, giáo viên có điều kiện và cơ hội thử nghiệm trên thực tế để từ đó hiệu chỉnh và rút kinh nghiệm (tính thực tế cao). Bồi dưỡng trong năm học bao gồm: Bồi dưỡng theo chuyên đề của năm học, bồi dưỡng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ của các chủ đề, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, kiểm tra, thi giáo viên giỏi các cấp… Cán bộ quản lý cần đặc biệt khuyến khích hình thức tự bồi dưỡng

của giáo viên trẻ. Thực tế đã chứng minh, hình thức này mặc dù không chính quy song lại diễn ra thường xuyên, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất và có ý nghĩa tăng cường nội lực bền vững cho từng giáo viên, từng nhà trường, nhất là trong việc thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

Trong các buổi bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên, nhà trường cấn hướng vào người học để người học được hoạt động tích cực, hiệu quả nhất.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn: tổ chức sinh hoạt thường kì, có nội dung thiết thực phục vụ cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ. Trao đổi về kiến thức xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đổi mới phương pháp giảng dạy, về đổi mới nội dung, thiết kế bài học và xây dựng kế hoạch dạy học. Trong sinh hoạt tổ, nhóm cần chọn các bài khó trong chương trình, cùng trao đổi, phân công GV chuẩn bị, trình bày, tổ góp ý kiến, rút kinh nghiệm để dạy trên lớp. Tổ phân công GV có năng lực nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, kèm cặp, giúp đỡ giáo viên mới ra trường hoặc GV còn non yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp một cách thường xuyên để qua đó các GV có thể trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển năng lực tìm hiểu đối tượng GD, môi trường GD, cải thiện kỹ năng tổ chức các hoạt động GD.

+ Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi, tạo thói quen học tập, tích cực tư duy ở mọi lúc, mọi nơi. Công việc học tập phải tiến hành thường xuyên và liên tục đối với tất cả mọi người, đó cũng là xu hướng chung của thời đại ngày nay, hướng tới một “xã hội học tập” và “học tập suốt đời”. Phải làm cho GV hiểu rằng cần luôn luôn vận động làm mới bản thân với phương châm “Học – Hỏi – Hiểu - Hành”. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết và chiến lược lâu dài phải xây dựng được phong trào tự học tập, tự bồi dưỡng trong cán bộ, GV và nhân viên.

3.2.5. Tăng cường công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên mầm non đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục đích của biện pháp này chính là tăng cường vai trò tự giác, tích cực, chủ động của GV trong hoạt động BD, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Ban giám hiệu và tổ chuyên môn thống nhất kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho GV.

Xây dựng tiêu chí, cơ chế kiểm tra đánh giá, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Đầu năm học, hiệu trưởng cùng với tổ chuyên môn bàn bạc để phân công những GV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi sẽ triển khai một số hoạt động giúp đỡ GV mới về trường công tác và những GV còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ; Chỉ đạo các tổ chuyên môn cho GV đăng ký các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch duyệt và chấm sáng kiến kinh nghiệm, coi việc đăng ký đề tài, viết sáng kiến kinh nghiệm là một nội dung trong xét thi đua cuối năm. Trong kế hoạch cá nhân, mỗi GV phải đăng ký các nội dung tự học, tự bồi dưỡng, đăng ký chất lượng đánh giá xếp loại GV cuối năm. Yêu cầu sổ tự học, tự bồi dưỡng của GV là hồ sơ bắt buộc trong hồ sơ cá nhân giáo viên hàng năm.

Cuối năm, hiệu trưởng cùng tổ chuyên môn đánh giá năng lực của từng GV. Để việc đánh giá, phân loại được chính xác, khách quan, công bằng, hiệu trưởng phải dựa vào nhiều kênh thông tin như: thao giảng, chuyên đề, dạy mẫu, dự giờ đột xuất, phiếu thăm dò, lấy ý kiến từ phụ huynh học sinh, ý kiến đánh giá của tổ chuyên môn. Việc đánh giá đúng GV sẽ giúp hiệu trưởng phân công đúng người, đúng việc.

Để công tác này đạt hiệu quả tốt, hiệu trưởng cần thống nhất kế hoạch trong ban giám hiệu sau đó trực tiếp hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng có kế hoạch thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các chuyên đề, hội thi như: Hội thi giáo viên giỏi, hội thi làm đồ dùng đồ chơi, hội thi thiết kế bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài tập, trò chơi cho trẻ mầm non … Trong quá trình thực hiện kế hoạch nêu trên, hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho mọi GV trong trường đều được tham gia, có đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng động viên kịp thời để mọi cá nhân đều được hưởng lợi từ hoạt động bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)