9. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non
non theo chuẩn nghề nghiệp
Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Giúp tổ chuyên môn, Hiệu trưởng, cơ quan quản lý thu được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ, kết quả bồi dưỡng của giáo viên từ đó đánh giá, xếp loại giáo viên đúng năng lực, phẩm chất của giáo viên, phát hiện những yếu kém, thiếu sót để bổ sung, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm không ngừng hoàn thiện quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn trong nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Nội dung biện pháp chủ yếu:
Kiểm tra về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên. Nội dung kiểm tra cần phản ánh được nội dung cơ bản về tri thức thực tiễn và kỹ năng sư phạm theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm tra gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian bồi dưỡng của tiêu chuẩn, tiêu chí, minh chứng. Trước khi thực hiện phải công khai các vấn đề, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra sau khi bồi dưỡng.
Cụ thể: Ngay từ đầu đợt bồi dưỡng, các giảng viên cần công bố kế hoạch bồi dưỡng, mục đích yêu cầu, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, hình thức kiểm tra, đánh giá, hệ thống câu hỏi, các nội dung thu hoạch, nêu các vấn đề tranh luận, nêu thắc mắc. Có thể sau một nội dung bồi dưỡng, giảng viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành để giáo viên tự học, tự giải đáp. Tăng cường các dạng bài tập thực hành về các tiêu chuẩn của lĩnh vực kiến thức và kỹ năng như: kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng soạn giáo án theo hướng đổi mới vận dụng phương pháp dạy học tích cực…
Bên cạnh kiểm tra bài viết, cần tăng cường dự giờ thăm lớp đột xuất để kiểm tra phần thực hành của giáo viên, đây là phần hiện thực hóa những kiến thức đã được học. Chính vì vậy, trong kiểm tra cần phải đặc biệt lưu ý đến đánh giá kỹ năng sư phạm của giáo viên, đánh giá mức độ tiến bộ, trưởng thành của giáo viên lần sau so với lần trước. Trong đánh giá cần đặc biệt lưu ý:
- Dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí, minh chứng để đánh giá; - Tuân thủ thủ tục, quy trình trong đánh giá;
Để đánh giá, xếp loại giáo viên chính xác, nên dùng phương pháp trò chuyện, quan sát hoạt động của cô và trẻ, nghiên cứu các sản phẩm của trẻ để đánh giá cô. Khi đánh giá cần bám sát tiêu chuẩn, tiêu chí và các minh chứng của giáo viên. Đặc biệt nêu cao vấn đề tự đánh giá của giáo viên. Chỉ đạo các tổ, các giáo viên trong trường thường xuyên giám sát quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện những thiếu sót hoặc không phù hợp với các tiêu chí đánh giá để kịp thời điều chỉnh.
Việc kiểm tra, đánh giá, khen, chê mang tính thời sự, khách quan kết hợp điều chỉnh những bất cập trong quá trình thực hiện.
Các kết quả kiểm tra cần được cụ thể hóa, công khai và đối chiếu, so sánh. Sau khi kiểm tra, đánh giá cần tuyên dương những tập thể và cá nhân điển hình.