Thực trạng sử dụng các phương pháp trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 54 - 56)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên

viên các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các phương pháp bồi dưỡng giáo viên các

trường mầm non thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo chuẩn nghề nghiệp T T Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Phương pháp thực hành cá nhân / theo nhóm SL 00 00 22 56 80 3,38 2 % 00 00 13,9 35,5 50,6 2 Phương pháp trải nghiệm thực tế/ thực tập SL 00 11 23 61 63 3,12 3 % 00 7 14,5 38,6 39,9 3 Phương pháp dùng lời (thuyết trình/ giảng giải/ minh họa)

SL 00 00 00 23 135

3,85 1 % 00 00 00 14,6 85,4

4

Phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xê-mi- na SL 00 00 52 57 49 2,98 4 % 00 00 32,9 36,1 31 5 Phương pháp nghiên

cứu tài liệu SL 8 18 55 43 34

2,47 5 % 5,1 11,4 34,8 27,2 21,5 % 5,1 11,4 34,8 27,2 21,5

Nhìn vào bảng 2.9, chúng tôi thấy rằng hiện nay CBQL và GV các trường đang sử dụng các phương pháp với mức độ như sau: Ba phương pháp bồi dưỡng: Phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành và phương pháp trải nghiệm thực tế là phương pháp được các trường sử dụng rất thường xuyên và rất tốt với điểm trung bình từ 3,12 -3,85 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4. Vì đây là phương pháp có thể thực hiện dễ dàng; giúp GV hiểu được những nội dung được bồi dưỡng; nó phù hợp với thực tế vì người báo cáo có thể không cần sử dụng các phương tiện, trang thiết bị khi tổ chức.

Với số điểm trung bình thấp hơn so với (3,38), tuy nhiên phương pháp thực hành vẫn là sự lựa chọn của khá nhiều CBQL và GV. Theo chúng tôi nhận định, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn không thể dừng lại ở nội dung lý thuyết nói chung, không chỉ học bằng lý thuyết suông mà cần tạo ra các cơ hội cho GV được thực hành, trải nghiệm, tức là “học đi đôi với hành” nên thiết nghĩ đây là một trong những phương pháp khá hữu hiệu với GV cần được sử dụng ở tần suất nhiều hơn nữa. Cũng giống như phương pháp trải nghiệm thực tế, thực tập, GV cần có thời gian tham gia, tiến hành cũng như cần có sự chuẩn bị và đầu tư nhất định về giáo cụ, học cụ để thực hành, nếu không có sự chuẩn bị, đầu tư thì khó mà có thể tiến hành được.

Phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xê-mi-na được sử dụng nhằm để GV đưa ra ý kiến của mình về vấn đề nào đó, để cung cấp thêm vốn kinh nghiệm và hiểu biết cho GV, thế nhưng phương pháp này chỉ được CBQL và GV sử dụng mức độ trung bình (điểm trung bình 2,98).

Phương pháp nghiên cứu tài liệu cũng được được thực hiện khảo sát cho kết quả điểm trung bình là 2,47. Phương pháp này theo chúng tôi, với ưu điểm giúp GV có thể sắp xếp thời gian của bản thân để bồi nghiên cứu tài liệu và thuận lợi ở mọi địa điểm. Đây là phương pháp phù hợp với tính chất công việc của GVMN. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này, GV phải có sự chủ động, tự giác cao cũng như khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch khoa học và sự nắm được hệ thống kiến thức cốt lõi, khả năng vận dụng vào thực tế công tác. Do đó, hình thức này chưa được GV chú trọng thực hiện.

Với kết quả khảo sát thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến và phiếu phỏng vấn cho thấy CBQL và GV các trường đã sử dụng khá nhiều các phương pháp để BD cho

GV. Các phương pháp nêu trên đều được sử dụng với mức độ từ khá tốt trở lên. Đặc biệt, phương pháp dùng lời là phương pháp được sử dụng nhiều nhất.

Theo nhận định của chúng tôi, không có phương pháp bồi dưỡng nào là hữu hiệu nhất, vạn năng nhất, tùy vào từng nội dung, mục đích bồi dưỡng mà GV sẽ vận dụng phương pháp nào hay kết hợp nhóm phương pháp nào đó để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên với đặc trưng của hoạt động BD nói chung, lý thuyết phải đi đôi với thực hành, GV phải vận dụng vào thực tế công tác chăm sóc GD trẻ một cách linh hoạt và hiệu quả, nhờ đó GV sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm sau quá trình thực hiện. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV cần phối hợp linh hoạt các nhóm phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chất lượng BD cho GVMN đáp ứng CNN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)