Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 36 - 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

Nhận thức đúng sẽ có hành động đúng. Vì vậy, người quản lý và mỗi GV cần nhận thức được rằng hoạt động BD là việc làm thường xuyên, liên tục, là yêu cầu bắt buộc đối mỗi GVMN. Chỉ nhận thức đúng thì GVMN mới tham gia BD một cách tự giác và tích cực và đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, khi nhận thức sai lệch hoặc xem thường hoạt động BD thì họ sẽ tham gia một cách hình thức, chống chế, không đem lại hiệu quả và gây tốn kém về mặt thời gian và kinh phí.

Hiệu trưởng cần nâng cao việc nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nhằm có định hướng chung, có cùng mục tiêu, thống nhất trong hành động, giúp cho hoạt động BD cho GVMN đạt kết quả cao.

1.5.1.2. Sự phối hợp của các lực lượng trong thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

Người quản lý cần phát huy sự gắn kết giữa các ban ngành, đoàn thể, giữa các lực lượng trong giáo dục, đây là yếu tố quan trọng, có tính hỗ trợ và tương tác lẫn nhau, giúp hoạt động bồi dưỡng giáo viên được thuận lợi. Nếu người quản lý chỉ chú trọng hoạt động BDGV tại đơn vị trong từng thời điểm thì kết quả này không mang tính bền vững mà chỉ là hiệu quả nhất thời, vì nó không được thực hiện rộng rãi, thường xuyên do đó dễ mất đi. Cần xây dựng bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá sâu sát, hợp lý.

Để hoạt động BDGV đạt hiệu quả, người quản lý phải hết sức khéo léo phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ quản lý và các tổ chức đoàn thể như Chi bộ Đảng, Công đoàn,... cùng tham gia nhằm phát huy sức mạnh trong việc động viên, tạo điều kiện hỗ trợ tối ưu cho các cá nhân.

1.5.1.3. Năng lực của cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục mầm non

Trình độ và năng lực của CBQL trong nhà trường là một trong các nhân tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của hoạt động BD cho GVMN. Một nhà

quản lý tốt, có năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra các khâu trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng như tạo môi trường làm việc, tạo động lực cho đội ngũ với các biện pháp linh hoạt thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng chuyên môn tại đơn vị. Do đó, mỗi CBQL cần quan tâm chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của bản thân. Như vậy thì họ mới có đủ kiến thức, năng lực để cập nhật các thông tin và xử lý các tình huống quản lý một cách kịp thời nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)