9. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng xác định và thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Bất kỳ hoạt động nào cũng đặt ra mục tiêu để hướng tới và đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động bỗi dưỡng cho GV không nằm ngoài quy luật đó. Thiết lập mục tiêu hoạt động bỗi dưỡng chuyên môn cho GV là công việc có ý nghĩa quan trọng. Sau khi khảo sát CBQL và GV của 6 trường với câu hỏi “Xác định và thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng cho GV các trường mầm non” dành cho CBQL và GV của 06 trường đến khảo sát, chúng tôi thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Xác định và thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo chuẩn nghề nghiệp
T T Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1
Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng cho GVMN dựa vào các văn bản của ngành, Chương trình giáo dục mầm non và Chuẩn NNGVMN SL 00 00 24 64 70 3,31 1 % 00 00 15,2 40,5 44,3 2
Phân phối mục tiêu bồi dưỡng GVMN hợp lý trong cả năm học SL 00 00 31 70 57 3,16 3 % 00 00 19,6 44,3 36,1 3 Đảm bảo thực hiện các nội dung bám sát các mục tiêu bồi dưỡng cho GVMN
SL 00 00 29 59 70
3,25 2 % 00 00 18,4 37,3 44,3
Từ bảng 2.7, cho thấy các trường đều xây dựng mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN dựa vào các văn bản của ngành, Chương trình GDMN và Chuẩn NNGVMN đạt mức khá tốt ( điểm trung bình 3,31) điều này chứng tỏ CBQL và GV
đang bám sát vào mục tiêu chung của ngành. Tiếp theo là việc đảm bảo thực hiện các nội dung đáp ứng các mục tiêu bồi dưỡng cũng đạt ở mức khá (điểm trung bình 3,25) tuy nhiên vẫn còn một số GV vẫn phân vân khi thực hiện nội dung bám sát mục tiêu (chiếm tỷ lệ 18,4 %). Và cuối cùng là phân phối mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn GVMN hợp lý trong cả năm học đây là vấn đề mà GV đang còn lúng túng (chiếm tỷ lệ 19,6 %) thể hiện ở kết quả khảo sát chỉ đạt mức khá. Như vậy, CBQL, GV đều xác định và thực hiện được mục tiêu hoạt động BDCM cho GV các trường mầm non.