9. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Thực trạng về thực hiện nội dung bồi dưỡng cho giáo viên các trường
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Dựa vào thông tin thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi nhận thấy nội dung hoạt động bồi dưỡng ở các trường hầu hết bám sát theo các tiêu chuẩn của Chuẩn NNGVMN nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN hiện nay.
Bảng 2.8. Thực trạng về thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên các trường
mầm non thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo chuẩn nghề nghiệp
T T Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo
SL 00 00 00 66 92
3,58 1 % 00 00 00 42,1 57,9
2
Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
SL 00 00 00 65 93
3,58 1 % 00 00 00 41,1 58,9
3
Bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường giáo dục cho GVMN
SL 00 18 30 44 66
3,00 3 % 00 14,4 19 27,8 41,8
4
Cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm
SL 00 16 28 45 69
3,05 2 % 00 10,1 17,7 28,5 43,7
T T Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt sóc, giáo dục trẻ em 5
Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
SL 00 28 58 46 26
2,44 4 % 00 17,7 36,7 29,1 16,5 % 00 17,7 36,7 29,1 16,5
6
Nâng cao khả năng nghệ thuật, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
SL 00 34 57 57 10
2,27 5 % 00 21,6 36 36 6,4
Qua bảng 2.8, cho thấy việc bồi dưỡng Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo, Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường giáo dục của nhà giáo luôn được các nhà trường quan tâm thực hiện, đạt mức mức khá tốt (điểm trung bình trên 3). Nội dung hoạt động BD cho GV hiện nay ở một số trường mầm non tập trung vào 3 chủ đề lớn: Nâng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm nhà giáo. Điều này chứng tỏ các nhà QLGD đã thấy được việc nâng chất lượng đội ngũ là yếu tố quyết định để thực hiện đổi mới GD&ĐT. Nội dung “Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng” có mức đánh giá thấp hơn, chỉ đạt mức trung bình, đây là nội dung cần sự quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường thì mới đạt hiệu quả cao. Nhà trường tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng này nhằm gúp giáo viên có năng lực phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ và cộng đồng; xây dựng được mối quan hệ tích cực; biết chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em; chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Thực tế khảo sát nội dung này chưa được các nhà trường quan tâm. Điều này giải thích lý do vì sao nó được đánh giá không cao. Nội dung “Nâng cao khả năng nghệ thuật, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” cũng có mức đánh giá trung
bình điều này cho thấy GV chưa chú trọng nội dung này trong quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Có cách lý giải cho kết quả khảo sát trên là khả năng nghệ thuật là năng khiếu của mỗi cá nhân. Đầu vào sư phạm mầm non chất lượng chưa cao. Nhiều GV suy nghĩ công việc chủ yếu hàng ngày của GVMN là CSGD trẻ nhỏ, đâu có sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy nội dung trên đã không được quan tâm. Do đó các trường cần có sự quan tâm nhiều hơn nội dung bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho GV mới đáp ứng các yêu cầu giáo dục trong thời kỳ hội nhập thế giới.