Quản lý các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 32 - 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Quản lý các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

1.4.4.1. Quản lý giáo viên qua tham gia các lớp tập huấn

Nhà trường phối hợp với cơ sở đào tạo để cử GV tham gia bồi dưỡng theo khóa học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hoặc theo cụm trường ở cùng địa bàn.

Hiệu trưởng có sự định hướng, tác động đúng hướng, kịp thời trong quá trình GV tham gia các lớp tập huấn BD để phát huy tối ưu hiệu quả bồi dưỡng. Cụ thể như cần có sự kiểm tra, đánh giá thông qua kết quả xếp loại GV tham gia của đợt tập huấn và có hình thức động viên, khen thưởng với các các cá nhân đạt thành tích cũng như có hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, khiển trách, hạ thi đua với các cá nhân không hoàn thành đợt tham gia tập huấn.

1.4.4.2. Quản lý bồi dưỡng giáo viên sinh hoạt tại tổ chuyên môn; tham gia thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn

Một trong những nhiệm vụ của Tổ chuyên môn đã được xác định trong Điều lệ trường mầm non (2014) là: “…Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần” [5]. Do đó, hiệu trưởng cần quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tại các tổ chuyên môn. Hiệu trưởng cần yêu cầu tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của tổ trong năm, đề ra các nội dung bồi dưỡng cụ thể, sát thực tế. Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, dưới nhiều hình thức để tránh tình trạng đối phó.

Ngoài ra, Hiệu trưởng cần quản lý tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua các chuyên đề thao giảng, tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm tại các trường bạn. Chú trọng công tác dự giờ chéo giữa các đồng nghiệp, giáo viên trong trường để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Mỗi GV đều có những sự nắm bắt, sáng tạo khi vận dụng kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được

tập huấn vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Do đó, đây là một trong những cách thức để người GV học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ bản thân qua các buổi tham dự chuyên đề, thao giảng, tham quan trường bạn một cách hiệu quả nhất.

1.4.4.3. Quản lý việc tự học của GV; bồi dưỡng từ xa qua các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng

Việc tự học, tự bồi dưỡng đang được coi là phương châm giáo dục “Học thường xuyên, học suốt đời”, “Xây dựng xã hội học tập”, hiệu trưởng quản lý kế hoạch tự bồi dưỡng trong mỗi năm học của GVMN.

Hiệu trưởng cho GV đăng ký các chuyên đề tự bồi dưỡng thông qua tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin. Công tác bồi dưỡng này có hiệu quả hay không chủ yếu do GV quyết định. Nó phụ thuộc vào ý thức tự bồi dưởng của GV. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ, động viên kịp thời từ phía các cơ sở giáo dục.

Để quản lý tốt việc tự học, tự nghiên cứu của GV, hiệu trưởng cần tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên có các tài liệu, thông tin, phương tiện hỗ trợ cho công tác tự bồi dưỡng của từng cá nhân. Người hiệu trưởng cần thực hiện tốt việc quản lý hình thức tự bồi dưỡng này, đây là cách thức phát huy yếu tố nội lực của từng cá nhân trong đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)