Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 74 - 76)

9. Cấu trúc của luận văn

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Do một bộ phận CBQL, GVMN nhận thức chưa thấu đáo, đầy đủ về hoạt động BDCM.

- Các trường chưa thực sự đầu tư nhiều cho công tác lập kế hoạch BDGVMN một cách khoa học.

- Một số trường chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động BDGVMN, nhất là các trang thiết bị hiện đại.

- Do một số CBQL chưa xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá chặt chẽ hoạt động BDGV ở các trường MN.

- Một số trường chưa thiết lập tốt cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong tổ chức hoạt động BDGV.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong Chương này, trên cơ sở tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội, GD&ĐT của Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng về hoạt động BDGV và thực trạng quản lý hoạt động BDGV các trường mầm non tại Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp, bằng cách bám sát cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động BDGV ở trường mầm non, từ đó rút ra những đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế về trong quản lý.

Qua khảo sát, các hạn chế:

- Còn một bộ phận CBQL và GV nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác hoạt động BDGV, chưa có ý thức đầy đủ về bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- CBQL xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mà mục tiêu, nội dung hoạt động chưa rõ ràng, còn mang tính hình thức, chưa có lộ trình cụ thể, chưa tính đến điều kiện và đặc điểm riêng của nhà trường và nhu cầu, nguyện vọng của mỗi giáo viên.

- Công tác tổ chức cho GV thực hiện nội dung kế hoạch bồi dưỡng còn hạn chế và chưa có những biện pháp hỗ trợ GV trong việc thực hiện nội dung bồi dưỡng.

- Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng còn một số hạn chế như: chưa chỉ đạo tốt các tổ chuyên môn, GV phát huy các phương pháp bồi dưỡng tích cực, tự bồi dưỡng thông qua các hình thức phù hợp, hiện đại.

- Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động BDGV tại một số trường còn hạn chế. - Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV các trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức.

Các hạn chế trên cần phải được khắc phục bằng các biện pháp quản lý có tính khoa học, khả thi để công tác quản lý hoạt động BDGV các trường mầm non đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp GVMN nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các trường mầm non tại Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non tại thị xã tân uyên, tỉnh bình dương theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)