9. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Vị trí, vai trò của công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học cơ sở
Ở nhà trƣờng THCS, ngƣời GVCN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình GD và đào tạo thế hệ trẻ. Không thể phủ nhận đƣợc vị trí, vai trò của họ vì lứa tuổi học sinh THCS là tuổi đang rất cần có sự trợ giúp và định hƣớng của ngƣời lớn. Nếu không có sự giúp đỡ của GVCN thì với vốn kinh nghiệm sống ít ỏi, các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hƣởng không lành mạnh từ phía xã hội. Nói về vị trí, vai trò của ngƣời GV nói chung và GVCN nói riêng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Không có thầy giáo thì không có giáo dục”, và tác giả Phạm Viết Vƣợng cũng đã
khẳng định: “Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp” [21], do đó có thể nói rằng công tác CNL ở trƣờng THCS là rất cần thiết trong giai đoạn mới này.
1.3.2.1. Vị trí của công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS
Ngƣời GVCN lớp phải chịu trách nhiệm về mọi mặt của lớp từ khâu quản lý, lên kế hoạch và tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết, đến việc tổ chức GD, rèn luyện đạo đức tƣ cách, thế giới quan, nhân sinh quan, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập,… cho từng thành viên của lớp. Do đó ngƣời GVCN có vị trí rất quan trọng đối với việc GD HS lớp chủ nhiệm:
- GVCN là cầu nối giữa HT, các tổ chức trong nhà trƣờng, các GVBM với tập thể HS lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, GVCN là ngƣời đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho các lực lƣợng GD của nhà trƣờng, mặt khác đại diện cho tập thể HS trong quá trình thực hiện công tác CNL. Với vị trí này ngƣời GVCN chịu trách nhiệm truyền đạt tới HS của lớp chủ nhiệm tất cả các yêu cầu, kế hoạch GD của nhà trƣờng tới lớp chủ nhiệm và từng thành viên của lớp không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gƣơng mẫu của ngƣời GVCN, để mục tiêu GD đƣợc HS chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Đồng thời, GVCN cần thƣờng xuyên liên lạc với GVBM để nắm tình hình của lớp, thái độ và năng lực học tập của HS để có biện pháp GD hợp lý. Với kinh nghiệm sƣ phạm và uy tín của mình, GVCN có khả năng biến những chủ trƣơng, kế hoạch đào tạo của nhà trƣờng thành chƣơng trình hành động của tập thể lớp và của mỗi HS.
Mặt khác, GVCN lớp là ngƣời tập hợp ý kiến, hiểu rõ nguyện vọng của HS, của tập thể lớp để phản ánh với HT, với GVBM và các tổ chức trong nhà trƣờng.
- GVCN là ngƣời triển khai các chủ trƣơng, kế hoạch GD của nhà trƣờng đến với gia đình HS; thông báo cho PHHS biết tình hình học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong của HS để phối hợp GD. GVCN còn phải phân tích, lí giải và tƣ vấn, hƣớng dẫn gia đình HS, nhằm giúp cho con em họ lựa chọn phƣơng pháp học tập để đạt kết quả tốt, khắc phục những thiếu sót, nhƣợc điểm trong hành vi đạo đức. Đồng thời, GVCN
là ngƣời tập hợp ý kiến của PHHS và báo cáo với HT để HT nắm bắt và giải quyết. - GVCN là cầu nối giữa GVBM và PHHS. Với vị trí này, GVCN phải thông báo cho GVBM biết những yêu cầu, ý kiến đóng góp về cách dạy, cách ứng xử sƣ phạm hoặc làm công tác hòa giải khi có sự vƣớng mắc giữa gia đình HS với GVBM.
- GVCN cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trƣờng để tiến hành GD toàn diện ở lớp.
- Ngoài ra, GVCN còn là cầu nối với các ban, ngành và địa phƣơng để kết nối đƣợc các hoạt động GD cũng nhƣ tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách GD của Đảng và Nhà nƣớc ở địa phƣơng, các ban, ngành trong xã hội.
1.3.2.2. Vai trò của công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS
GVCN là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý và GD, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng nhƣ tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trƣờng, với gia đình và xã hội.
- GVCN lớp là ngƣời thay mặt HT quản lý toàn diện một lớp học.
GVCN lớp do HT phân công và thay mặt HT quản lý và tổ chức các hoạt động GD HS trong một lớp học cụ thể và chịu trách nhiệm về chất lƣợng GD toàn diện của HS trong tập thể đó. Vai trò quản lý của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch GD, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, tu dƣỡng của HS. Điều này yêu cầu ngƣời GV một mặt vừa quản lý tập thể, mặt khác phải quan tâm tới từng cá nhân trong lớp về mọi phƣơng diện. Mỗi GV phụ trách công tác chủ nhiệm không chỉ nắm đƣợc những thông tin cần cho công tác quản lý hành chính nhƣ tên, tuổi, sở trƣờng, hoàn cảnh gia đình, trình độ học lực, trình độ hiểu biết và giao tiếp của HS trong lớp, mà còn phải dự báo đƣợc xu hƣớng phát triển nhân cách của các em để có phƣơng hƣớng tổ chức GD, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi em, đồng thời có sự tƣ vấn, can thiệp nếu các em suy nghĩ sai lệch hoặc là ngƣời ủng hộ, cổ vũ, khuyến khích các em có thêm động lực để thực hiện những ƣớc mơ, hoài bão đúng đắn, hợp với khả năng, nguyện vọng của mình. GVCN phải trả lời các câu hỏi về chất lƣợng học tập và hạnh kiểm của HS trong lớp trƣớc HT, Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng và phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
- GVCN là ngƣời xây dựng tập thể HS thành một khối đoàn kết.
GVCN lớp là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp. Bằng các biện pháp tổ chức, GD, bằng sự gƣơng mẫu và quan hệ tình cảm, GVCN xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt HS nhƣ con em mình trƣởng thành theo từng năm tháng. HS kính yêu GVCN nhƣ cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn b nhƣ anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lƣợng GD càng tốt. Trong một lớp học, có rất nhiều GV cùng giảng dạy, nhƣng GVCN bao giờ cũng để lại những ấn tƣợng sâu sắc nhất đối với HS trong suốt cuộc đời họ.
Vai trò tổ chức của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch GD đƣợc xây dựng hằng năm. Các hoạt động của lớp đƣợc tổ chức đa dạng và toàn diện, GVCN lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể và chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các buổi sinh hoạt đoàn thể có nội dung hấp dẫn HS, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao đƣợc tiến hành thƣờng xuyên… Chất lƣợng học tập và tu dƣỡng đạo đức của HS phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng nhƣ các hoạt động đa dạng của lớp.
- GVCN lớp là ngƣời cố vấn cho công tác Đội ở lớp chủ nhiệm.
GVCN lớp giữ vai trò là ngƣời cố vấn đắc lực cho Ban chỉ huy chi đội của lớp chủ nhiệm ở trƣờng THCS về việc lập kế hoạch công tác, bầu ra Ban chỉ huy chi đội, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Để phát huy vai trò cố vấn, GVCN cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của HS trong lớp, phải khơi gợi đƣợc tiềm năng sáng tạo của HS trong việc đề xuất nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của từng tháng, từng học kì và cả năm học. GVCN chỉ là ngƣời giúp HS tự tổ chức các hoạt động đã đƣợc kế hoạch hóa, điều đó không có nghĩa là GVCN đứng ngoài hoạt động của tập thể HS, mà nên cùng tham gia vào hoạt động với các em để giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời những khó khăn trong quá trình hoạt động. Chỉ có nhƣ vậy GVCN mới thực sự cảm hóa đƣợc HS để GD các em, để làm tốt nhiệm vụ của mình.
- GVCN giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp các lực lƣợng GD.
GVCN giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lƣợng GD: gia đình, nhà trƣờng và xã hội; trong đó nhà trƣờng là cơ quan GD chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, có nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp GD dựa trên cơ sở khoa học; do vậy GVCN phải là ngƣời chủ đạo trong điều phối các hoạt động GD và cùng với các lực lƣợng GD đó thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
GVCN lớp là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách HS và là cầu nối giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. GVCN lớp vừa đƣa ra những định hƣớng, mục tiêu phát triển, GD HS, vừa phải tổ chức phối hợp các lực lƣợng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu của lớp chủ nhiệm, GD HS hiệu quả. GVCN cũng là ngƣời triển khai những yêu cầu GD của nhà trƣờng đến với gia đình, cha mẹ HS, đồng thời cũng là ngƣời tiếp nhận các thông tin phản hồi từ HS, gia đình HS, các dƣ luận xã hội về HS trở lại với nhà trƣờng để giúp lãnh đạo nhà trƣờng có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội.
Nhƣ vậy, ngƣời GVCN lớp trong trƣờng THCS có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp GD. Họ chính là ngƣời giữ vai trò quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả GD trong nhà trƣờng. Có thể nói, GVCN là ngƣời đứng đầu, chỉ
huy, chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của lớp, là cầu nối với các bộ phận trong nhà trƣờng, với
gia đình và xã hội để GD toàn diện HS và sự tác nghiệp này cần phải nhanh nhạy, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan thì công tác chủ nhiệm mới đạt hiệu quả.