Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 29 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học cơ sở

1.3.3.1. Tìm hiểu và xử lí thông tin HS lớp chủ nhiệm

Nhà GD ngƣời Nga U.D.Usinxki cho rằng: “Muốn giáo dục con người về mọi

mặt thì phải hiểu rõ con người về mọi mặt”. GV có hiểu rõ HS thì mới thực hiện đƣợc

chức năng GD HS, lựa chọn đƣợc những biện pháp tác động toàn diện, biến quá trình GD của GV thành quá trình tự GD của HS, đánh giá đúng đắn và chính xác chất lƣợng và hiệu quả của GD. Trái lại, nếu không hiểu HS hoặc hiểu không đầy đủ, thiếu chính xác thì những tác động sƣ phạm đƣợc lựa chọn sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí thất bại. Do đó, việc tìm hiểu thông tin HS lớp chủ nhiệm có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động GD của GVCN lớp; việc thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp GVCN nắm vững từng HS lớp mình phụ trách, lập hồ sơ chủ nhiệm chính xác hơn, đồng thời đánh giá HS khách quan hơn. Nội dung của việc tìm hiểu thông tin về HS lớp chủ nhiệm bao gồm:

- Sơ yếu lí lịch: Họ tên HS, giới tính, ngày sinh; họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên lạc; sở thích, năng khiếu, tình trạng sức khỏe;…

- Hoàn cảnh sống của từng HS: Điều kiện gia đình, trình độ văn hóa của PHHS, đặc điểm và quan niệm GD của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và quan hệ xã hội của HS đó, tình hình an ninh trật tự xã hội ở địa phƣơng, sự quan tâm về GD thanh thiếu niên ở địa phƣơng,…

- Đặc điểm tâm lý, khí chất: Biểu hiện ở khả năng tƣ duy, nhận thức, trí thông minh, sự nhạy bén, ngôn ngữ, tình cảm, lý trí,… thuộc loại hoạt bát, nhanh nhẹn hay trầm tính,…

- Những phẩm chất đạo đức chủ yếu: Trung thực hay dối trá; cần cù, chăm chỉ hay lƣời biếng; khiêm tốn hay kiêu căng; tự lập hay dựa dẫm, ỷ lại; bạo dạn, dũng cảm hay yếu đuối, nhút nhát; ích kỉ hay vị tha;… Những phẩm chất đạo đức khác: Tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức và thái độ lao động, ý thức và động cơ học tập,…

- Những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội của HS theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi.

- Thống kê kết quả xếp loại hai mặt (học lực, hạnh kiểm) và các thành tích của HS trong năm học trƣớc.

- Đặc biệt, đối với những HS cá biệt cần tìm hiểu kĩ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt để có những giải pháp tác động phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Tìm hiểu HS là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòi hỏi ngƣời GVCN lớp phải kiên trì, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng yêu thƣơng HS sâu sắc. Đồng thời, GVCN là ngƣời có đạo đức và tri thức, một ngƣời thầy có nhân cách để HS tôn trọng và nể phục, nhƣng cũng là ngƣời dễ chia sẻ và cảm thông với HS, có thể trở thành ngƣời anh lớn để HS có thể chia sẻ, trình bày ƣớc mơ, nguyện vọng, những khúc mắc, lo âu của bản thân.

1.3.3.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

Kế hoạch chủ nhiệm là sự cụ thể hóa kế hoạch của nhà trƣờng, của khối lớp chủ nhiệm, đƣợc thực hiện trong phạm vi một lớp học cụ thể; là chƣơng trình hoạt động của GVCN đƣợc vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một năm học với cách thức, phƣơng pháp, kĩ thuật để xác định đặc điểm của cá nhân, tập thể HS, môi trƣờng GD và trình tự tiến hành nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là sự xác lập một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu và cách thức thực hiện nhiệm vụ để tiến hành hoạt động trong một quá trình nhằm thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, để sự cố gắng của thầy và trò có hiệu quả. Nói cách khác, xây dựng kế hoạch là quyết định trƣớc xem phải đạt đƣợc điều gì, làm nhƣ thế nào, khi nào làm, ai sẽ làm trong thời gian và trong những điều kiện nào. Lập kế hoạch chủ nhiệm có các mục đích: giảm bớt sự bất định, chú trọng vào các mục tiêu, tạo khả năng đạt các mục tiêu một cách kinh tế và cho phép GVCN có thể kiểm soát quá trình tiến hành các nhiệm vụ.

Kế hoạch chủ nhiệm là sự sáng tạo của GVCN lớp, phản ánh khả năng xử lí thông tin, xác định mục tiêu, thiết kế và dự đoán các hoạt động đạt đƣợc mục tiêu của họ. Kế hoạch chủ nhiệm thƣờng đƣợc xây dựng theo trục thời gian của năm học nhƣ kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và theo nội dung của các hoạt động GD. Bản kế hoạch công tác của GVCN thƣờng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Tóm tắt tình hình của nhà trƣờng và của lớp học. Phần này yêu cầu nêu ngắn gọn, rõ ràng đặc điểm năm học của nhà trƣờng, của lớp.

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu tiến hành các hoạt động GD. Phần này yêu cầu viết mục tiêu thật cụ thể, chính xác, có thể quan sát đƣợc và đánh giá đƣợc; cụ thể hóa mục tiêu thành các nhiệm vụ phải thực hiện.

- Xác định những điều kiện, phƣơng tiện, địa điểm và thời gian tiến hành các hoạt động.

- Xác định các phƣơng pháp kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm trong năm học, GVCN có thể sắp xếp các hoạt động theo cách sau:

Các hoạt động

Thời gian Phân công Chuẩn bị điều kiện Kiểm tra Nhận xét, đánh giá Ghi chú (sửa đổi, điều chỉnh) Tháng Tuần Ngƣời phụ trách Ngƣời tham gia Ngƣời tham gia Thời gian

1.3.3.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

Đây là nội dung cần thiết của ngƣời GV đƣợc HT phân công làm công tác chủ nhiệm. GVCN cần chú trọng vào việc tổ chức các hoạt động GD bằng các công việc

cụ thể sau: xây dựng lớp họcthành một tập thể HS vững mạnh; thực hiện vai trò tƣ vấn

cho HS; tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể HS (GD tƣ tƣởng đạo đức, hoạt động học tập, GD ngoài giờ lên lớp, GD lao động và hƣớng nghiệp,…).

a. Xây dựng lớp học thành một tập thể HS vững mạnh

Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu GD bắt buộc của tất cả các trƣờng THCS, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của GVCN. Bởi lẽ, tập thể HS vừa là môi trƣờng, vừa là phƣơng tiện GD hiệu quả nhất; một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động khác, nhất là hoạt động học tập của lớp.

GVCN cần chú ý đến các biện pháp xây dựng lớp học thành một tập thể HS vững mạnh:

- Xây dựng các mối quan hệ đúng đắn trong tập thể, đó là: quan hệ tình cảm – quan hệ đoàn kết, thân ái, tƣơng trợ, hợp tác, động viên, khích lệ nhau trong học tập, rèn luyện, là động lực thúc đẩy sự tu dƣỡng vƣơn lên của tập thể, là phƣơng tiện và điều kiện GD HS; quan hệ công việc – quan hệ trách nhiệm của các thành viên trong tập thể; quan hệ tổ chức – quan hệ của cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể. Xây dựng tốt các mối quan hệ này tạo nên sức mạnh của tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hƣớng theo mục tiêu đã đề ra.

- Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp vững mạnh. Đây là những thành viên tích cực, là cánh tay đắc lực của GVCN trong việc tổ chức, lãnh đạo và đồng hành cùng GVCN trong mọi hoạt động của lớp. GVCN cần xây dựng đội ngũ ban cán sự theo hƣớng tự quản, phát huy đƣợc tiềm năng và vai trò của HS trong việc xây dựng tập thể lớp.

- Quan tâm GD HS cá biệt: Trong GD HS, GVCN lớp thƣờng gặp phải những HS cá biệt, đó là những HS có biểu hiện đặc biệt so với HS bình thƣờng. GVCN cần phải tiếp xúc, gần gũi và kiên trì trong quá trình làm công tác CNL. Cần chú ý phát hiện những HS cá biệt, tìm hiểu nguyên nhân và có kế hoạch GD hiệu quả.

- Tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú hƣớng vào việc thực hiện các nội dung GD toàn diện trong nhà trƣờng: học tập, lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao,…

thể. Bản chất của thi đua là động viên, lôi cuốn mọi thành viên của tập thể tự giác tham gia vào các hoạt động chung với một hứng thú cao, với nỗ lực nhằm giành thắng lợi cho tập thể. Các phong trào thi đua cần có phần tổng kết, đánh giá và có phần thƣởng để khích lệ những cá nhân và tập thể thắng cuộc, làm cho mỗi HS đều phấn chấn tích cực rèn luyện, phấn đấu cho những lần thi đua tiếp theo.

b. Thực hiện vai trò tư vấn cho học sinh

Trƣớc hết ngƣời GVCN phải tạo đƣợc niềm tin với HS thông qua việc xây dựng mối quan hệ thân thiết, tôn trọng, tin cậy và hợp tác, biết cách khơi gợi HS chia sẻ những vấn đề hoặc khó khăn đang gặp phải. Từ đó tƣ vấn cho HS có những lựa chọn, quyết định đúng đắn và chọn đƣợc hƣớng giải quyết vấn đề một cách tích cực nhất.

c. Tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng cho tập thể học sinh

Quá trình GD thực chất là quá trình tổ chức hợp lý cuộc sống, hoạt động và giao lƣu cho HS. Để GD HS, GVCN lớp cần tổ chức tốt các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. Trong nhà trƣờng THCS cần tổ chức các hoạt động sau:

- GVCN lớp phải nhận thức đƣợc GD thế giới quan khoa học, tƣ tƣởng đạo đức cho HS là nội dung GD hàng đầu, có tác dụng thúc đẩy các mặt GD khác. Cần hình thành đƣợc ở HS niềm tin, đạo đức, động cơ và thái độ học tập đúng đắn; nắm chắc tình hình tƣ tƣởng, đạo đức HS; phối hợp với GVBM, các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng để thống nhất về mục đích, nội dung và biện pháp GD HS.

- Hoạt động học tập là hoạt động quan trọng nhất của HS và nâng cao chất lƣợng học tập văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm của HS trong trƣờng THCS. Vì vậy, GVCN cần tổ chức tốt các hoạt động học tập nhằm giúp HS phát triển nhận thức, trí tuệ và nâng cao chất lƣợng học tập.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí: Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng học tập văn hóa cho HS, GVCN cần thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhƣ: văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội khỏe Phù Đổng, sinh hoạt dƣới cờ, giờ sinh hoạt lớp, cắm trại, tham quan, tham gia lễ hội truyền thống,… nhằm giúp các em có một tâm thế học tập thoải mái, sảng khoái tinh thần, phát triển thể chất và phát triển nhân cách cho HS.

- Tổ chức các hoạt động GD lao động và hƣớng nghiệp, nhằm hình thành cho HS những phẩm chất và năng lực của ngƣời lao động, chuẩn bị cho các em tâm thế để bƣớc vào cuộc sống sau này. Đồng thời, giúp HS có hiểu biết và lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp trong tƣơng lai, phù hợp với nhu cầu của bản thân và yêu cầu của xã hội.

1.3.3.4. Phối hợp các lực lượng trong giáo dục học sinh

a. Công tác phối hợp của GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Thực tế, các lực lƣợng GD trong nhà trƣờng THCS rất đa dạng và hùng hậu, đó là hội đồng sƣ phạm, các tổ chức đoàn thể (liên đội, chi đoàn, công đoàn,…), GVBM, GVCN, cán bộ công nhân viên trong nhà trƣờng và tập thể HS. Với vai trò và nhiệm

vụ của mình, GVCN cần có kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức phối hợp các hoạt động với các lực lƣợng GD trong nhà trƣờng một cách khoa học, hợp lí và hiệu quả.

- Công tác phối hợp của GVCN với BGH nhà trƣờng: GVCN căn cứ vào kế hoạch của nhà trƣờng và tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm để xây dựng kế hoạch GD của lớp, thƣờng xuyên báo cáo tình hình của lớp, kết quả GD, nguyện vọng của HS với BGH; đề xuất, xin ý kiến về biện pháp GD và đề nghị BGH cùng phối hợp thống nhất các tác động sƣ phạm đối với cả lớp và từng HS; cuối học kì và cuối năm học, GVCN đánh giá, xếp loại các mặt học tập, rèn luyện của HS và thông qua BGH, GVCN có thể báo cáo các trƣờng hợp đặc biệt và xin ý kiến của BGH, tuy nhiên GVCN cần có quan điểm rõ ràng, khoa học và phải biết bảo vệ quan điểm của mình khi cần thiết.

- Sự phối hợp công tác của GVCN với các GVBM ở lớp mình phụ trách là sự phối hợp thƣờng xuyên, gắn bó, thống nhất giữa dạy học và GD; nếu sự phối hợp diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ thì chất lƣợng giảng dạy và chất lƣợng GD của tập thể lớp sẽ đƣợc nâng cao. Do đó, GVCN cần thƣờng xuyên gặp gỡ, trao đổi với GVBM đang giảng dạy tại lớp của mình về tình hình học tập của HS, nắm chắc ý thức học tập, điểm mạnh, điểm hạn chế của từng HS ở mỗi học kì.

- GVCN cần có kế hoạch kết hợp với các tổ chức Đoàn, Đội để GD đạo đức, nề nếp, lối sống cho HS, thƣờng xuyên quan tâm, khắc phục các hiện tƣợng không lành mạnh, uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch trong học tập và rèn luyện của HS; hƣớng dẫn HS tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chƣơng trình văn nghệ, thể dục, thể thao; tuyên truyền, vận động, thu hút gia đình HS, các lực lƣợng GD tham gia vào các hoạt động GD của lớp, của trƣờng.

- GVCN phối hợp với các lực lƣợng khác trong nhà trƣờng: Dƣới sự chỉ đạo của HT, GVCN cần xây dựng các mối quan hệ phối hợp với các lực lƣợng GD khác trong nhà trƣờng nhằm thực hiện mục tiêu GD của ngành, của trƣờng, của lớp một cách tốt hơn, đầy đủ hơn. Cụ thể:

+ GVCN phối hợp với các GVCN cùng khối: Các GVCN cùng khối là một tập thể GVCN hoạt động thống nhất dƣới sự chỉ đạo chung của BGH nhà trƣờng về nội dung, kế hoạch hoạt động một cách đồng bộ. Các GVCN cùng khối cùng trao đổi, bàn bạc thống nhất nội dung, kế hoạch hoạt động công tác chủ nhiệm trong khối để triển khai hoạt động tới lớp mình phụ trách; nếu xuất hiện những tình huống phức tạp hoặc khó khăn, các GVCN trong khối có thể hỗ trợ, hợp tác giúp nhau cùng tháo gỡ.

+ GVCN phối hợp với nhân viên y tế trƣờng học trong công tác tuyên truyền phòng chống các đại dịch, phòng chữa bệnh, sơ cấp cứu, tƣ vấn sức khỏe, GD vệ sinh an toàn thực phẩm,…

+ GVCN phối hợp với cán bộ thƣ viện trong việc khuyến khích, tạo thói quen đọc sách, nghiên cứu, khám phá, kích thích sự đam mê sách của học sinh.

b. Công tác phối hợp của GVCN lớp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

ban đại diện PHHS, chính quyền, đoàn thể xã hội,…) trong quá trình GD HS là một việc làm rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả GD, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục và toàn vẹn của quá trình GD. Bởi vậy, nhà trƣờng nói chung và GVCN nói riêng phải thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng nhằm thống nhất tác động GD của toàn xã hội đến HS.

- Gia đình là môi trƣờng GD – lực lƣợng GD đầu tiên, ảnh hƣởng một cách sâu

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)