9. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trƣờng
2.3.1.1. Thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ GVCN
Qua khảo sát thực tế ở các trƣờng và qua phiếu trƣng cầu ý kiến do CBQL và GVCN các trƣờng cung cấp, trình độ chuyên môn của đội ngũ GVCN năm học 2019 – 2020 đƣợc thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn, Tin học, Ngoại ngữ của đội ngũ GVCN
Trình độ Chuyên môn Chứng chỉ Tin
học A trở lên Chứng chỉ Anh văn B trở lên Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Số lƣợng GVCN: 265 3 233 29 265 229 Tỉ lệ (%) 1.2 87.9 10.9 100 86.4
Kết quả khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy: Trình độ chuyên môn của đội ngũ GVCN khá cao, 100% GVCN có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tổng số GVCN của 10 trƣờng THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là 265, trong đó chỉ có 3 GVCN có trình độ Cao đẳng (chiếm 1.2%), điều này đã nói lên đƣợc chất lƣợng, trình độ, tinh thần tự học, tự rèn luyện của mỗi GV, đây là điều kiện thuận lợi để HT thực hiện các biện pháp QL về công tác CNL. Tuy nhiên, GVCN có bằng Thạc sĩ đạt 10.9% chiếm tỉ lệ thấp, HT cần có kế hoạch đào tạo nâng chuẩn cho GV trong thời gian sắp tới. GVCN có trình độ Tin học A trở lên đạt 100%, điều này chứng tỏ GVCN có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học và công tác CNL khá tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Về trình độ Ngoại ngữ, số GVCN có chứng chỉ B Tiếng Anh trở lên chiếm 86.4%, đây cũng là một lợi thế cho
nhà trƣờng. Hiện nay, đất nƣớc đang trong thời kì hội nhập, rất cần những ngƣời có trình độ Ngoại ngữ và Tin học để dễ dàng trong việc tiếp cận nền công nghiệp tiên tiến. Tuy nhiên, trình độ Ngoại ngữ và Tin học phải có sự đào luyện thƣờng xuyên, cho nên CBQL cần có kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GVCN một cách khoa học và hiệu quả, đặc biệt là nâng cao trình độ Ngoại ngữ và Tin học cho GV, GVCN cũng phải nhận thức đúng đắn việc tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ Tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD hiện nay.
2.3.1.2. Thực trạng về phẩm chất, năng lực của đội ngũ GVCN
a. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ GVCN
Trong nhà trƣờng THCS, phẩm chất của GVCN có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách cho HS, là tiêu chuẩn quan trọng, cần thiết để CBQL ở các trƣờng THCS lựa chọn, bố trí, sắp xếp GVCN, tiêu chuẩn này quyết định đến sự thành công của công tác CNL.
Khảo sát thực trạng vấn đề này bằng phiếu khảo sát đối với 22 CBQL và 133 GVCN, chúng tôi xây dựng 10 tiêu chí cụ thể thuộc phẩm chất của GVCN ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ GVCN
STT Nội dung Đối
tƣợng Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Có lập trƣờng tƣ tƣởng, chính trị vững vàng CBQL 68.2 31.8 0 0 3.68 GVCN 73.7 26.3 0 0 3.74 2 Có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm với công việc đƣợc giao CBQL 31.8 54.5 13.6 0 3.18 GVCN 37.6 48.9 13.5 0 3.24 3 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gƣơng tốt cho HS noi theo
CBQL 72.7 27.3 0 0 3.72 GVCN 73.7 26.3 0 0 3.74 4 Có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học CBQL 63.6 36.4 0 0 3.63 GVCN 67.7 32.3 0 0 3.68 5
Yêu nghề, thƣơng yêu và tôn trọng HS, tôn trọng đồng nghiệp
CBQL 36.4 54.5 9.1 0 3.27 GVCN 39.8 48.9 11.3 0 3.29
6 Trung thực, khách quan, đối xử
công bằng với HS
CBQL 40.9 50 9.1 0 3.32 GVCN 46.6 51.1 2.3 0 3.44
7 Vui vẻ, lạc quan, nhiệt tình CBQL 36.4 54.5 9.1 0 3.27
GVCN 44.4 47.4 8.2 0 3.36 X
STT Nội dung Đối tƣợng
Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung
bình Yếu
8 Sáng tạo, năng động trong công
tác giáo dục HS
CBQL 31.8 59.1 9.1 0 3.23 GVCN 38.3 48.1 13.6 0 3.25
9 Tự tin, quyết đoán trong công
việc CBQL 13.6 22.7 45.5 18.2 2.31 GVCN 15.0 26.3 48.9 9.8 2.47 10 Quan hệ tốt với PHHS và các lực lƣợng xã hội CBQL 27.3 40.9 22.7 9.1 2.86 GVCN 26.3 36.8 34.6 2.3 2.87
Kết quả khảo sát cho thấy:
100% GVCN có lập trƣờng tƣ tƣởng, chính trị vững vàng; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gƣơng tốt cho HS noi theo; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. Điều này đƣợc thể hiện qua việc 100% CBQL và đội ngũ GVCN đánh giá các phẩm chất này của GVCN đạt mức độ
tốt (CBQL: = 3.68; 3.72; 3.63 và GVCN: 3.74; 3.74; 3.68).
Đây là những phẩm chất cần thiết để tự thân mỗi GVCN là một tấm gƣơng sáng cho HS học tập và noi theo.
Các phẩm chất “Yêu nghề, thƣơng yêu và tôn trọng HS, tôn trọng đồng nghiệp”; “Trung thực, khách quan, đối xử công bằng với HS” và “Vui vẻ, lạc quan,
nhiệt tình” của đội ngũ GVCN đều đƣợc đánh giá ở mức độ tốt (CBQL: = 3.27;
3.32; 3.27 và GVCN: 3.29; 3.44; 3.26). Đây thực sự là những
GV yêu nghề, tâm huyết với nghề, đội ngũ GVCN có đƣợc những phẩm chất này sẽ đối xử công bằng với HS, tạo đƣợc môi trƣờng thân thiện, gần gũi với HS và đồng nghiệp. Các trƣờng THCS có đƣợc đội ngũ GVCN có tinh thần đoàn kết, hợp tác, nhiệt tình, công bằng rất lợi thế cho HT QL mục tiêu GD toàn diện cho HS.
Tuy nhiên, có 3 nội dung có tỉ lệ tốt, khá chƣa cao: “Có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm với công việc đƣợc giao”; “Sáng tạo, năng động trong công tác giáo dục HS”; “Quan hệ tốt với PHHS và các lực lƣợng xã hội” và các nội dung này
chỉ đƣợc đánh giá đạt mức độ khá (CBQL: = 3.18; 3.23; 2.86 và GVCN:
3.24; 3.25; 2.87).
Tiêu chí đánh giá đạt mức độ thấp nhất là “Tự tin, quyết đoán trong công việc”, có đến 63.7% CBQL và 58.4% GVCN đánh giá ở mức trung bình, yếu. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác CNL, do đó HT trƣờng THCS cần tìm đƣợc các biện pháp giúp đội ngũ GVCN khắc phục.
b. Thực trạng về năng lực của đội ngũ GVCN
Dựa trên các năng lực cơ bản trong việc tổ chức, QL và điều hành các hoạt động của lớp chủ nhiệm mà ngƣời GVCN cần phải có (ngoài năng lực chuyên môn, năng lực
X X X X X X X X X X X X X X X X X X X
giảng dạy), chúng tôi tìm ra 11 năng lực cần thiết và tiến hành khảo sát 155 ngƣời, trong đó 22 CBQL và 133 GVCN ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Thanh Khê.
Bảng 2.3. Năng lực của đội ngũ GVCN
STT Nội dung Đối
tƣợng
Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung
bình Yếu
1
Thu thập, xử lí thông tin; tìm hiểu, phân loại HS, tìm hiểu gia đình HS trong lớp chủ nhiệm CBQL 27.3 45.5 22.7 4.5 2.95 GVCN 27.8 48.9 20.3 3.0 3.02 2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm CBQL 27.3 54.5 18.2 0 3.09 GVCN 33.8 42.1 24.1 0 3.10
3 Tổ chức giờ sinh hoạt lớp và
các hoạt động GD
CBQL 18.2 27.3 40.9 13.6 2.50 GVCN 22.6 31.6 39.1 6.7 2.69
4
Thực hiện vai trò tƣ vấn, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh CBQL 13.6 27.3 54.5 18.2 2.63 GVCN 20.3 35.3 38.3 6.1 2.70 5 Giáo dục HS, đặc biệt là những HS có hành vi lệch chuẩn CBQL 13.6 27.3 45.5 13.6 2.41 GVCN 20.3 27.1 34.6 18.0 2.50 6 Kĩ năng xử lý tình huống giáo dục, ngăn ngừa, giải quyết những xung đột trong tập thể lớp
CBQL 9.1 27.3 40.9 22.7 2.23 GVCN 17.3 25.6 35.3 21.8 2.38
7 Phối hợp với gia đình HS và
các lực lƣợng giáo dục khác
CBQL 22.7 40.9 27.3 9.1 2.77 GVCN 24.1 57.1 15.0 3.8 3.02
8 Kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập và rèn luyện của HS
CBQL 31.8 45.5 18.2 4.5 3.04 GVCN 34.6 46.6 15.8 3.0 3.13
9 Xây dựng, quản lý hồ sơ
giáo dục
CBQL 22.7 68.2 9.1 0 3.13 GVCN 33.8 52.6 13.6 0 3.20
10 Ứng dụng công nghệ thông
tin trong công việc
CBQL 18.2 27.3 45.5 9.0 2.54 GVCN 18.8 29.3 45.1 6.8 2.60
11 Năng khiếu văn nghệ, thể
thao
CBQL 13.6 22.7 50.0 13.7 2.36 GVCN 21.8 26.3 39.1 12.8 2.58
Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy năng lực tổ chức và điều khiển HS của GVCN chủ yếu đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Cụ thể, các kĩ năng “Giáo dục HS,
đặc biệt là những HS có hành vi lệch chuẩn” và “Kĩ năng xử lý tình huống giáo dục, ngăn ngừa, giải quyết những xung đột trong tập thể lớp” đƣợc đội ngũ CBQL và
GVCN đánh giá ở mức trung bình (CBQL: = 2.41; 2.23 và GVCN: 2.50;
2.38).
Các năng lực “Thu thập, xử lí thông tin; tìm hiểu, phân loại HS, tìm hiểu gia đình HS trong lớp chủ nhiệm”; “Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm”; “Phối hợp với gia đình HS và các lực lƣợng giáo dục khác”; “Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS”; “Xây dựng, quản lý hồ sơ giáo dục” đƣợc đội ngũ CBQL và GVCN
đánh giá ở mức độ khá (CBQL: 2.95; 3.09; 2.77; 3.04; 3.13 và
GVCN: 3.02; 3.10; 3.02; 3.13; 3.20). Có 18.2% đến 36.4% ý
kiến của CBQL và 18.8% đến 24.1% ý kiến của GVCN cho rằng các năng lực này của đội ngũ GVCN chỉ đạt mức Trung bình – Yếu. Qua trao đổi ý kiến đƣợc biết, một bộ phận GVCNL chƣa biết cách triển khai, phân bố công việc chƣa khoa học, kế hoạch còn sơ sài, thiếu tính dự báo, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng trong GD học sinh.
Các nội dung “Thực hiện vai trò tƣ vấn, giáo dục kĩ năng sống cho HS” và “Tổ chức giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục” đƣợc đánh giá ở mức độ Trung bình – Khá, có không ít CBQL và GVCN đƣợc hỏi cho là chỉ đạt mức Trung bình (CBQL:
= 2.63; 2.50 và GVCN: 2.70; 2.69). Điều này phản ánh thực trạng
công tác tƣ vấn cho HS ở nhà trƣờng THCS chƣa đƣợc quan tâm nhiều và đội ngũ GVCNL chƣa thực hiện tốt công tác này; đội ngũ GVCNL chƣa tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp cũng nhƣ các hoạt động giáo dục HS. Một số GVCNL cho biết, vào các tiết sinh hoạt lớp, phần lớn GVCN không tổ chức các hoạt động mà chỉ xem xét sổ đầu bài và nghe ban cán sự lớp báo cáo về tình hình học tập, nề nếp của lớp, sau đó sẽ áp dụng các biện pháp GD những HS có biểu hiện vi phạm nội quy. Việc tổ chức các hoạt động GD còn phụ thuộc vào kế hoạch của nhà trƣờng, GVCN chƣa chủ động trong việc tổ chức các hoạt động phù hợp với đối tƣợng HS lớp chủ nhiệm.
Ngoài ra, các kĩ năng nhƣ: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc” và “Năng khiếu văn nghệ, thể thao” đƣợc 18.2%; 13.6% ý kiến của CBQL và 18.8%; 21.8% ý kiến của GVCN đánh giá ở mức độ tốt. Trong khi đó, đánh giá ở mức độ Trung bình – Yếu đạt từ 54.5%; 63;7% ý kiến của CBQL và 51.9%; 51.9% ý kiến của GVCN. Một số CBQL nhận xét rằng, một bộ phận GVCN còn thờ ơ với công tác CNL nên chƣa trang bị cho mình vốn kiến thức cũng nhƣ năng lực cần có đối với một GV làm công tác chủ nhiệm. HT cần có kế hoạch bồi dƣỡng, động viên, đặt chỉ tiêu phấn đấu hoặc đƣa vào tiêu chí thi đua các nội dung này đối với GVCNL, có vậy mới phát huy hết năng lực cần thiết ở ngƣời GVCNL để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
X X X
X
X X X X X X X X X X