Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho độ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 83 - 85)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho độ

đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Nhà trƣờng lập kế hoạch, tổ chức các đợt tập huấn nhằm tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý HS, tổ chức các hoạt động giáo dục HS trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện HS.

Hiệu trƣởng cần tìm hiểu nhu cầu đƣợc học tập và bồi dƣỡng các chuyên đề về bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ GVCNL cho GVCN, từ đó có kế hoạch tập huấn bồi dƣỡng từ đầu năm học.

Xác định nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng, phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong lớp.

Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVCNL trên cơ sở xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức bồi dƣỡng, tiến độ thực hiện bồi dƣỡng cũng nhƣ các điều kiện đảm bảo thực hiện.

Tổ chức tập huấn bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN trong nhà trƣờng.

Dựa vào nội dung bồi dƣỡng đƣợc xác định, thông qua tập hợp kết quả khảo sát để chuẩn bị tài liệu bồi dƣỡng.

Xác định cách thức tổ chức bồi dƣỡng, phân công cán bộ giáo viên làm giảng viên, xác định thời gian, địa điểm bồi dƣỡng.

Chuẩn bị các phƣơng tiện phục vụ, chú ý đổi mới phƣơng pháp (chuẩn bị máy móc, trang thiết bị, đồ dùng thiết yếu,...)

Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác CNL. Thông qua việc đánh giá công tác GVCN trong những năm học trƣớc, từ đó xây dựng nội dung, hình thức tổ chức của nhà trƣờng trong từng năm học.

giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục HS.

Theo dõi việc học tập bồi dƣỡng thƣờng xuyên và việc áp dụng những nội dung bồi dƣỡng vào công tác chủ nhiệm lớp của GVCN.

Đánh giá cuối tập huấn và rút kinh nghiệm về tập huấn bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVCNL.

Hiệu trƣởng khuyến khích, động viên GVCNL tích cực tham gia tập huấn. GVCN vận dụng những nội dung tập huấn vào thực tế tổ chức các hoạt động sinh hoạt lớp, công tác quản lý HS.

Đôn đốc đội ngũ GVCN tham gia bồi dƣỡng, điều chỉnh kế hoạch bồi dƣỡng và áp dụng vào thực tiễn nhằm phát triển năng lực của các GVCN.

Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GVCNL, quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, GV làm công tác CNL học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng, tích cực phối hợp với các cơ quan, các đơn vị trƣờng học khác để tạo điều kiện học tập kinh nghiệm.

Tổ chức cho các GVCN giỏi báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm trong công tác GVCNL. Phân công GVCN giỏi, có kinh nghiệm hƣớng dẫn, giúp đỡ những GVCN khác trong quá trình công tác.

CBQL kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVCNL, nhận ra những ƣu và nhƣợc điểm, những thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ chức bồi dƣỡng. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên và việc áp dụng những nội dung bồi dƣỡng vào thực tế công tác CNL.

Khuyến khích và tạo điều kiện để GVCNL tự bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với HT, ngoài việc thực hiện những yêu cầu về công tác kiểm tra hoạt động tự bồi dƣỡng của GVCNL thông qua sổ tự bồi dƣỡng của họ, cần làm cho GVCNL thấy đƣợc tự bôi dƣỡng là nhu cầu cần thiết và tất yếu của mỗi cá nhân. Để làm đƣợc việc này, ngƣời HT có thể sử dụng các cách sau:

- Chỉ đạo cho cán bộ thƣ viện trƣờng mua đầy đủ sách, báo, tạp chí, tài liệu về nghề dạy học, công tác giáo dục thanh thiếu niên, sách tâm lí học lứa tuổi HS trung học cơ sở,... để cho GVCN nghiên cứu, học tập và vận dụng vào thực tiễn công việc của mình.

- Gợi ý, hƣớng dẫn GVCN ghi lại những thành công hay thất bại trong công việc hằng ngày hoặc những tâm đắc của mình về công tác dạy học, tổ chức các hoạt động GD để từ đó có tƣ liệu đúc rút lại những kinh nghiệm, bổ sung những điều bản thân học còn yếu, còn thiếu.

- Trong trò chuyện thƣờng ngày, chủ động nêu tình huống để GVCN phát biểu quan điểm và cách giải quyết của mình, cùng tranh luận với nhau. Với cách này, HT vừa hiểu thêm về đội ngũ GVCNL, vừa trau dồi thêm khả năng tranh luận, thuyết

phục cho đội ngũ GVCNL, đồng thời biết đƣợc những vấn đề cần phải chỉ đạo rõ thêm, cần chấn chỉnh những vấn đề hay phát triển những ý tƣởng của GVCN,...

- Đề ra tiêu chí x t thi đua hằng năm của GV là phải có đề tài nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến, trong đó khuyến khích các GV viết sáng kiến về công tác CNL.

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần xác định rõ nội dung tập huấn bồi dƣỡng, chú trọng bồi dƣỡng những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu học tập của đội ngũ GVCNL.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 83 - 85)