Quản lý mục tiêu, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Quản lý mục tiêu, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

1.4.2.1. Quản lý mục tiêu công tác chủ nhiệm lớp

QL mục tiêu công tác CNL là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu GD. Cụ thể:

- QL việc xây dựng các kế hoạch giáo dục HS một cách đồng bộ, cụ thể, hiệu quả nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng GD toàn diện.

- QL việc tổ chức thực hiện các hoạt động GD phù hợp với từng đối tƣợng HS, nhằm đảm bảo cho các em đƣợc phát triển một cách toàn diện về năng lực, nhân cách và phẩm chất.

- QL việc thực hiện công tác tƣ vấn cho Ban chỉ huy chi đội và dự báo đƣợc khả năng của từng HS trong lớp, khơi gợi tiềm năng của từng đối tƣợng HS.

- QL việc hỗ trợ, giúp đỡ, điều chỉnh những khó khăn của HS trong quá trình học tập và rèn luyện.

- QL việc thực hiện công tác phối hợp của GVCN, là cầu nối giữa các lực lƣợng GD nhà trƣờng, gia đình và xã hội, kịp thời tiếp nhận các thông tin đa chiều giữa các bên để có giải pháp QL, phối hợp hiệu quả.

Để quản lý tốt mục tiêu công tác CNL, ngoài việc xây dựng nội dung quản lý, hoàn thiện mục tiêu, HT cần chú trọng công tác đổi mới mục tiêu quản lý công tác CNL.

1.4.2.2. Quản lý xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

tƣơng lai của HT, nhằm xác định một cách chính xác hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp của mình đi đến đâu và cần phải làm gì, làm nhƣ thế nào để đạt đƣợc điều đó. Việc xác định rõ nội dung quản lí công tác chủ nhiệm lớp giúp HT tập trung vào vấn đề trọng tâm, ra quyết định kịp thời. HT thành lập tổ, nhóm (bao gồm HT, Phó hiệu trƣởng, Tổng phụ trách đội và GVCN) để triển khai xây dựng kế hoạch công tác CNL phù hợp với mục tiêu chung của nhà trƣờng. Trong hội nghị đầu năm học, HT hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền thông qua dự thảo kế hoạch; các GVCNL trao đổi, bổ sung và đi đến thống nhất thành kế hoạch chính thức. Trên cơ sở thu thập các thông tin, xác định tình hình, phƣơng hƣớng, mục tiêu công tác CNL cụ thể trong năm học, tổ công tác đề xuất nhiệm vụ, giải pháp và điều kiện thực hiện. Kế hoạch đƣợc xây dựng cho cả năm học, dựa vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trƣờng. Trong bản kế hoạch phải xác định các phƣơng pháp kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Những nội dung công việc trong lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp bao gồm:

- Thiết lập mục tiêu quản lí công tác chủ nhiệm lớp: Mục tiêu quản lí công tác chủ nhiệm lớp là việc đảm bảo tất cả các chủ trƣơng đƣờng lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, quy định của ngành, của nhà trƣờng, các hoạt động giáo dục nhằm hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh phải đƣợc triển khai và thực hiện nghiêm túc. Ngƣời Hiệu trƣởng cần phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện, hoàn cảnh ở trƣờng của mình làm cơ sở để xác định mục tiêu. Nhƣ vậy, ngƣời Hiệu trƣởng phải đƣa toàn bộ hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp của mình vào công tác kế hoạch, trong đó cần chỉ rõ các bƣớc đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.

- Rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm lớp năm trƣớc, đánh giá đội ngũ giáo viên trong năm học này về số lƣợng, năng lực.

- Rà soát, đánh giá các lực lƣợng tham gia công tác chủ nhiệm lớp năm trƣớc, đánh giá các lực lƣợng tham gia công tác chủ nhiệm lớp trong năm học này về số lƣợng, năng lực.

- Lập kế hoạch phân loại và xếp lớp học sinh.

- Lập kế hoạch phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp.

- Lập kế hoạch bồi dƣỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên chủ nhiệm.

- Phê duyệt các bản Kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp và Kế hoạch của các bộ phận, các lực lƣợng phối hợp cùng với GVCN lớp.

- Lập kế hoạch phân bổ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp: Trong hoạt động giáo dục của nhà trƣờng phổ thông, các trang thiết bị, cơ sở vật chất có vai trò quan trọng mang đến hiệu quả của công tác giáo dục. Hiệu trƣởng trên cơ sở nguồn lực cơ sở vật chất của nhà trƣờng và các nguồn hợp pháp khác cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp; lập kế

hoạch trang bị đầy đủ và đồng bộ các phƣơng tiện cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng. Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản lí, sử dụng, sửa chữa và bảo quản cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm đảm bảo việc thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. Để thực hiện đƣợc việc đó ngƣời Hiệu trƣởng phải xây dựng chuẩn để thực hiện, đánh giá việc thực hiện sử dụng cơ sở vật chất trên cơ sở so sánh với chuẩn và điều chỉnh hoạt động này khi thấy có sự sai lệch.

- Lập kế hoạch phân bổ nguồn nhân lực: Yếu tố con ngƣời giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia nói chung và của một tổ chức, một nhà trƣờng nói riêng. Trong mỗi tổ chức giáo dục, mỗi nhà trƣờng, nhân sự chủ yếu là đội ngũ giáo viên. Đây là lực lƣợng nòng cốt có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng giáo dục. Có thể nói quản lí nhân sự trong nhà trƣờng là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan đến những con ngƣời cụ thể với những hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích, cảm xúc và văn hóa riêng biệt. Hiệu trƣởng phải lập kế hoạch sử dụng và phát triển, quản lí duy trì và khuyến khích nguồn nhân lực tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp một cách khoa học và hợp lí; phân công các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục học sinh; thiết kế ra các yêu cầu cần thiết cho công tác lựa chọn, sử dụng và bổ nhiệm các chức danh trong công tác chủ nhiệm lớp, quản lí công tác chủ nhiệm lớp.

- Lập kế hoạch phân bổ thời gian: Thời gian là một nguồn lực quý báu của cuộc đời mỗi một con ngƣời. Thời gian là điều kiện cần thiết để con ngƣời thực hiện một công việc, một nhiệm vụ nào đó. Trong một tổng thể của công tác quản lí nhà trƣờng, Hiệu trƣởng phải dành khoảng thời gian nhất định để quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Hiệu trƣởng cần bố trí thời gian cho các buổi họp giao ban với giáo viên chủ nhiệm lớp, bố trí thời gian cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ của mình. Hiệu trƣởng cũng cần phải xác định rõ mốc thời gian để hoàn thành từng nhiệm vụ, từng hoạt động cụ thể.

- Thống nhất các chỉ số đo lƣờng kết quả công tác chủ nhiệm lớp: Hiệu trƣởng phải căn cứ từng nội dung công việc, từng nhiệm vụ để xây dựng các chỉ số đo lƣờng kết quả từng công việc. Sau đó tổ chức cuộc họp GVCN lớp để lấy ý kiến đóng góp và thống nhất thực hiện.

Nhƣ vậy, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác chủ nhiệm lớp (thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển một quá trình và định ra những phƣơng tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Nói cách khác, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là quyết định trƣớc xem sẽ phải làm cái gì, làm nhƣ thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó.

công việc, bố trí lực lƣợng, dự kiến phân bổ các nguồn lực tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp, thiết lập những mục tiêu cho từng hoạt động giáo dục và xác định phƣơng án tốt nhất để hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)