Định kỳ kiểm tra, đánh giá, kịp thời điều chỉnh và thúc đẩy nâng cao chất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 92 - 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, kịp thời điều chỉnh và thúc đẩy nâng cao chất

chất lƣợng công tác chủ nhiệm lớp

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Đội ngũ CBQL định kì kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp của GVCN để nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình công tác dạy và học của các lớp trong nhà trƣờng. Từ đó có biện pháp tƣ vấn, kịp thời điều chỉnh, đƣa ra phƣơng án giải quyết tối ƣu những vấn đề nảy sinh, giúp GVCN nhận ra các ƣu khuyết điểm của bản thân để đúc rút những kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế, nhằm thúc đẩy nâng cao chất lƣợng công tác chủ nhiệm lớp, hƣớng đến các hoạt động GD có hiệu quả hơn. Kiểm tra, đánh giá một cách công bằng, khách quan sẽ tạo động lực cho GVCNL hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá công tác CNL thực hiện định kì mỗi năm học 2 lần (cuối học kì I và cuối năm học), kiểm tra đột xuất khi cần. Hiệu trƣởng có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó hiệu trƣởng hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCNL. Các hình thức kiểm tra có thể là:

- Kiểm tra trực tiếp qua hồ sơ, sổ sách nhƣ: sổ chủ nhiệm, sổ gọi tên và ghi điểm, sổ liên lạc, học bạ,…

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học của GVCNL.

- Kiểm tra gián tiếp qua xếp loại thi đua, qua báo cáo của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cá nhân.

- Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp,…

- Đội ngũ CBQL cần thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá công tác GVCNL, cho giáo viên đăng ký GVCNL giỏi để làm căn cứ đánh giá cuối năm. Ví dụ: ngoài các tiêu chuẩn về giảng dạy, ngày giờ công, để đạt đƣợc danh hiệu GVCNL giỏi thì lớp chủ nhiệm phải đạt danh hiệu lớp tiên tiến, GVCNL xuất sắc thì lớp phải đạt danh hiệu lớp xuất sắc. Căn cứ vào từng đợt kiểm tra định kỳ và qua các phong trào thi đua cùng với chất lƣợng về mặt học tập, chất lƣợng giảng dạy, giáo dục và điểm tổng kết thi đua của lớp để xếp loại thi đua cho GVCN.

Cách thức tiến hành:

- Sau mỗi tháng, cuối đợt thi đua tại cuộc họp giao ban, trƣởng ban thi đua sẽ thay mặt ban thi đua đánh giá kết quả thi đua từng khối, lớp từ đó GVCNL thấy đƣợc mức độ tiến bộ hoặc lùi của lớp mình chủ nhiệm.

- Giao ban theo chuyên đề: giáo viên chủ nhiệm đƣợc phân công trình bày kết quả chuyên đề mình đã thực hiện. Từ đó các giáo viên chủ nhiệm khác đúc kết, rút kinh nghiệm tìm biện pháp phù hợp cho lớp mình chủ nhiệm.

- Động viên thi đua, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần trong công tác CNL. Với bất kỳ một hoạt động công tác nào thì việc động viên khen thƣởng kịp thời của cấp trên là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực thúc đẩy họ cố gắng vƣơn lên.

- Đối với GVCNL, CBQL phải quan tâm tới họ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên, chia sẻ kịp thời với những niềm vui, nỗi buồn, những lo toan, trăn trở trong cuộc sống cũng nhƣ trong công tác CNL.

- Xây dựng những chỉ tiêu và định hƣớng cho các nội dung giáo dục tùy theo từng thời kỳ, từng năm học.

- Căn cứ vào các ngày lễ lớn nhƣ: chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,… để xây dựng chủ đề phát động các đợt thi đua. Lãnh đạo nhà trƣờng, công đoàn, đoàn thanh niên, tập thể giáo viên xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá cụ thể, thống nhất và ban hành ngay từ đầu mỗi đợt thi đua để làm căn cứ đánh giá cuối đợt.

Khi kiểm tra, đánh giá công tác CNL, ngƣời CBQL cần thực hiện một cách công bằng, công khai và dân chủ, CBQL nhà trƣờng cần xác định: kiểm tra để ngăn ngừa, kịp thời điều chỉnh nhằm thúc đẩy nâng cao chất lƣợng công tác CNL. Nếu phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác CNL thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến, đặc biệt tôn trọng và giữ uy tín cho giáo viên. Khi gặp những tình huống cụ thể có thể giúp đỡ giáo viên một cách trực tiếp hoặc thông qua tập thể tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh của mỗi giáo viên, hạn chế mặt yếu k m. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, cần lƣu ý để phát hiện, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong công tác CNL nhƣ: sự phân biệt, đối xử không công bằng của GVCNL với học sinh, nâng đỡ, thiên vị những học sinh đƣợc gia đình nhờ giúp đỡ,... Thực hiện việc kịp thời và động viên GVCN và HS khi có những thành tích vƣợt trội.

Tóm lại, sau khi kiểm tra, đánh giá công tác CNL, HT lƣu ý GVCN cần rút ra những kinh nghiệm hay để phát huy và những hạn chế để khắc phục. Từ đó, CBQL sẽ tạo đƣợc động lực để thúc đẩy đội ngũ GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Cần phải công bằng, công khai, dân chủ trong kiểm tra, đánh giá công tác CNL. Đánh giá công tác CNL của GVCN không chỉ dựa vào những thành tích cao của lớp chủ nhiệm mà phải xem xét công sức họ bỏ ra để vực một lớp yếu, trung bình lên khá, tốt, giảm học sinh có học lực yếu kém và hạnh kiểm trung bình, yếu.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)