Đổi mới xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo hƣớng phát huy

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 85 - 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Đổi mới xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo hƣớng phát huy

huy tính tích cực, tự quản của học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc phát huy tính tự quản cho học sinh trong công tác chủ nhiệm là một trong những nội dung quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm giỏi đƣợc đánh giá ở việc xây dựng kế hoạch để vận hành một tập thể học sinh thật sự có khả năng tự quản trong mọi hoạt động, mà nòng cốt là đội ngũ cán sự lớp có khả năng điều hành các hoạt động của lớp mình. Tạo đƣợc tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm thực hiện các hoạt động của từng học sinh.

Biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự quản của học sinh giúp CBQL bao quát đƣợc chƣơng trình hành động trong năm học về quản lý công tác CNL một cách cụ thể, chi tiết trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trƣờng, năng lực của GV, đặc điểm, trình độ của HS, các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến công tác giáo dục HS, dự kiến công việc, thời gian, phƣơng pháp tiến hành và kết quả mong muốn.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Kế hoạch phải đƣợc xây dựng theo một quy trình khoa học, hợp lý, trong đó, đánh giá đƣợc những thuận lợi và khó khăn của công tác CNL trên tất cả các mặt, xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng, kết quả cần đạt đƣợc, đề ra đƣợc các biện pháp để đạt đƣợc kết quả. Kế hoạch công tác chủ nhiệm của Hiệu trƣởng cần phải đồng bộ với kế hoạch GD chung của trƣờng, bao gồm các nội dung cơ bản sau: phân tích môi trƣờng, xây dựng định hƣớng chiến lƣợc phát triển trƣờng học, xác định mục tiêu cần đạt của trƣờng học, xác định các giải pháp cần tiến hành để đạt đƣợc mục tiêu, xác định các đề xuất tổ chức thực hiện kế hoạch, viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế hoạch của

trƣờng trƣớc khi thực hiện, kế hoạch từng tháng (Dự kiến: Nội dung – Phân công –

Thời gian – Địa điểm).

Cách thức tiến hành:

a) Phân tích môi trường trong xây dựng kế hoạch

Khi phân tích các điểm mạnh thƣờng phải trả lời những câu hỏi nhƣ sau: Trƣờng của chúng ta có những điểm mạnh nào về công tác CNL? Những thành công của trƣờng trong năm học vừa qua là gì? Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả tốt nhất?

Khi phân tích các điểm yếu thƣờng phải trả lời những câu hỏi ví dụ nhƣ sau: Trƣờng của chúng ta có những điểm yếu nào về công tác CNL? Những yếu tố nào dẫn đến thất bại của trƣờng trong năm học vừa qua về công tác CNL? Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả k m nhất? Những thất bại của trƣờng, của cá nhân đƣợc diễn ra theo con đƣờng nào, theo chiều hƣớng nào, có thể làm khác không?

Khi phân tích các cơ hội thƣờng phải trả lời những câu hỏi sau: Chủ trƣơng, chính sách đang thực hiện hoặc sắp tới của Đảng, Nhà nƣớc, chỉ thị năm học của Bộ, kế hoạch năm học (Sở, Phòng GD và ĐT),... sẽ đem lại những lợi thế gì cho trƣờng chúng ta? Sự quan tâm của lãnh đạo địa phƣơng có giúp gì cho nhà trƣờng hay không? Những xu hƣớng GD mới nào mà chúng ta nhận thấy đƣợc?

Khi phân tích các mối nguy hại thƣờng phải trả lời những câu hỏi, ví dụ nhƣ sau: Các quán Internet, game online, karaoke,... có ảnh hƣởng gì đến HS trong trƣờng? Xu hƣớng bạo lực học đƣờng có xâm nhập vào trƣờng mình không?,…

Việc phân chia các yếu tố thành điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối nguy không nhất thiết phải là một sự phân chia cứng nhắc.

Khi kết thúc phân tích, cần chốt lại một số vấn đề chiến lƣợc sau: Tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài đó, cho ph p chúng ta xác định vấn đề của trƣờng học là gì? Vì sao lại có vấn đề đó? Vấn đề của ai? Có thể làm gì để giải quyết vấn đề đó? Có thể gặp tác hại gì nếu bỏ sót vấn đề đó?

b) Xây dựng định hướng phát triển

Tuyên bố sứ mạng

Các câu hỏi cần đƣợc trả lời khi xây dựng sứ mạng: Đối tƣợng HS trong trƣờng là những ai? Các nhu cầu học tập, GD nào cần đƣợc đáp ứng trong công tác CNL? Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này là quan trọng? Làm thế nào để công tác CNL có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu này?

Xác định hệ thống giá trị cơ bản

Giá trị thƣờng đƣợc diễn đạt qua các nội dung sau: Thái độ, hành vi của cán bộ, GV, nhân viên, HS; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của thầy, cô; các quy định về phong cách HS; các chuẩn “HS thanh lịch”, “HS tích cực”,...

Xây dựng tầm nhìn

Quá trình xây dựng tầm nhìn, cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Tầm nhìn phải đƣợc chia sẻ với tất cả mọi thành viên trong trƣờng học; tầm nhìn luôn phải chú trọng tới tƣơng lai, quan tâm đến mức độ thành công và ổn định của trƣờng học trong một khoảng thời gian nhất định; tầm nhìn tập trung vào mục đích cuối cùng chứ không phải con đƣờng đi đến mục đích đó.

c) Xác định mục tiêu cụ thể, mục tiêu chung

Khi xác định mục tiêu chung cần trả lời các câu hỏi sau: Các mục tiêu này có phù hợp với các các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của trƣờng hay không? Các mục tiêu này có phản ánh các vấn đề chiến lƣợc và các ƣu tiên của trƣờng

hay không? Các mục tiêu chung có định hƣớng rõ cho hành động hay không? Các mục tiêu chung có mang tính lâu dài hay không?

Khi xác định mục tiêu cụ thể cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt và có thể đo lƣờng đƣợc. Chú ý nguyên tắc: cụ thể, dễ hiểu, đo lƣờng đƣợc, vừa sức để có thể đạt đƣợc, định hƣớng kết quả, giới hạn thời gian.

d) Xác định các giải pháp (hoặc chương trình hành động)

Khi xác định các giải pháp, với mỗi giải pháp cần trả lời các câu hỏi sau: Cần làm gì để đạt đến mục tiêu? Làm nhƣ thế nào? Các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp là gì? Cách thức thực hiện từng công việc nhƣ thế nào? Tài liệu hƣớng dẫn thực hiện là tài liệu nào? Tiêu chuẩn cần đạt của công việc là gì

e) Đề xuất tổ chức thực hiện và đánh giá, giám sát kế hoạch

Các đề xuất tổ chức thực hiện thƣờng liên quan đến các vấn đề: hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chỉ đạo thực hiện, tiêu chí đánh giá, hệ thống thông tin phản hồi, phƣơng thức đánh giá sự tiến bộ.

Các câu hỏi cần trả lời: Các hoạt động cần đƣợc thực hiện là gì? Hoạt động nào cần đƣợc làm trƣớc? Sắp xếp vào khung thời gian phù hợp nhất? Nếu có quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ƣu tiên những hoạt động có thể giải quyết đƣợc nhiều vấn đề hoặc nhu cầu hơn, đó là những hoạt động nào? Sử dụng những nguồn lực nào? Trách nhiệm thực hiện chính là ai?

Các đề xuất tổ chức thực hiện cần chỉ rõ: Các hoạt động cần thực hiện, ngƣời phụ trách, thời gian, nguồn lực (kinh phí, nhân sự, phƣơng tiện,...).

Xác định tiêu chí đánh giá sự tiến bộ: Chúng ta đang đi đúng hƣớng với tầm nhìn không? Chúng ta đang thực hiện đúng sứ mạng không? Chúng ta có đáp ứng mong đợi của các bên liên quan không?

f) Hoàn thiện kế hoạch, phê duyệt kế hoạch

Khi viết văn bản và tuyên truyền kế hoạch, Hiệu trƣởng cần ghi nhớ 3 vấn đề cốt lõi là: Trọng tâm – Đúng hướng – Truyền đạt quảng bá.

Xây dựng các kế hoạch hành động trong năm học, có thể sắp xếp theo cách sau:

Các hoạt động

Thời gian Phân công

Chuẩn bị điều kiện Kiểm tra Nhận xét, đánh giá Ghi chú (sửa đổi, điều chỉnh) Tháng Tuần Ngƣời phụ trách Ngƣời tham gia Ngƣời tham gia Thời gian

Khi xây dựng kế hoạch, ngƣời CBQL phải biết phối hợp hài hòa các kế hoạch hoạt động cụ thể của trƣờng học (kế hoạch GD đạo đức, kế hoạch hoạt động ngoại khóa; kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS, kế hoạch hoạt động Đội thiếu

niên,...) vào những thời gian hợp lí. Đồng thời, ngƣời CBQL phải tìm hiểu, thu thập đƣợc các thông tin cần thiết và kế hoạch phải truyền đạt, quảng bá rộng rãi tới mọi đối tƣợng liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)