9. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Các yếu tố thuộc về chính sách
Việc quản lý công tác CNL có hiệu quả, đúng với quan điểm chỉ đạo là nhiệm vụ quan trọng đối với ngƣời HT trƣờng THCS. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến công tác CNL và đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác CNL, cụ thể:
Điều lệ trƣờng THCS, THPT và trƣờng phổ thông nhiều cấp học [5]; trong đó Điều 30, 31 nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của GV, GVCN.
Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH, Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH
năm 2010 – 2011 chỉ đạo rõ:“Tăng cƣờng vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục hƣớng nghiệp, giáo dục giá trị và kỹ năng sống, tƣ vấn học đƣờng,.. cho học sinh”.
Thông tƣ số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT, ban hành kèm theo thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tƣ 15/2017/TT-BGDĐT ngày 9/9/2018 quy định về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tƣ số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Đây là những căn cứ pháp lí quan trọng để ngƣời HT áp dụng quản lý công tác CNL.
1.5.1.2. Môi trường xã hội
Điều kiện tự nhiên – xã hội, địa bàn dân cƣ nơi HS sinh sống ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác GD của nhà trƣờng. Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội ngày càng phong phú, HS tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, nên dễ dàng học hỏi những kiến thức có ích nhƣng cũng rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tƣ tƣởng bàng quan, thói quen hƣởng thụ, lƣời lao động. Nhiều tệ nạn xã hội đang xâm lấn vào học đƣờng nhƣ: văn hóa phẩm đồi trụy, ma túy, cờ bạc, thuốc lá,... khiến không ít HS ngoan đã trở thành HS cá biệt, điều này làm cho công tác CNL của GVCN càng thêm phức tạp và khó khăn hơn.