9. Cấu trúc của luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Hệ thống QL là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tƣơng tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp QL nào đó không thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống QL. Mỗi biện pháp QL có những mặt mạnh và hạn chế nhất định, nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp thì hiệu quả QL không cao, n1hƣng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp QL có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ phát huy những ƣu thế và hỗ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng không nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng.
Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, ngƣời nghiên cứu phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp nhằm phát huy thế mạnh của từng biện pháp và sự hỗ trợ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy, các biện pháp QL công tác CNL đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ, phát huy đƣợc vai trò QL của HT, phát huy đƣợc tính tích cực hoạt động của GVCN để khi thực hiện có hiệu quả.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trƣờng trung học cơ sở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng