Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 93 - 95)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý công tác CNL ở trƣờng THCS đƣợc đề xuất ở trên là những định hƣớng, cách thức đƣợc tiến hành phù hợp với những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để phát huy hiệu quả của các biện pháp trong quá trình quản lý công tác CNL, ngƣời HT cần thƣờng xuyên xem xét mối quan hệ giữa các biện pháp này.

Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trƣờng trung học cơ sở về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp” là biện pháp mang tính định hƣớng cơ bản, có ý nghĩa quan trọng, vì những hành động đúng đều xuất phát từ nhận thức đúng. Do đó, đây là biện pháp nền tảng để các biện pháp còn lại có thể triển khai một cách có kế hoạch, có hiệu quả, bởi vì nếu không nhận thức rõ và đúng về công tác CNL là thực hiện những việc gì, thì việc thực hiện, lựa chọn, hay các nội dung khác trong công tác CNL cũng không mang lại hiệu quả cao và không đáp ứng đƣợc yêu cầu, công tác kiểm tra, đánh giá cũng không biết nhằm mục đích gì. Vì vậy cũng không thể quản lý, giáo dục HS đáp ứng đƣợc các yêu cầu đang đặt ra.

Biện pháp 2: “Tổ chức phân công hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp” là cơ sở cho biện pháp 6, vì phân công hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN kịp thời sẽ là động lực thúc đẩy GVCN tích cực phối hợp với các lực lƣợng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Biện pháp 3: “Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp” là tiền đề, là điều kiện cần thiết cho biện pháp 4, 5 và 6. GVCN đƣợc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ tìm đƣợc những phƣơng pháp tối ƣu, phù hợp để giáo dục HS, từ đó GVCN sẽ thực hiện các công việc đạt hiệu quả cao.

Biện pháp 4: “Đổi mới xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp” là biện pháp quan trọng, là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến biện pháp 5, vì nếu kế hoạch CNL đƣợc xây dựng một cách khoa học, thì các nội dung của công tác CNL sẽ đƣợc đội ngũ GVCNL thực hiện tốt, đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục HS.

Biện pháp 5: “Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trƣờng” là biện pháp then chốt, tác động đến biện pháp 4 và 6, vì công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của công tác CNL yêu cầu GVCN phải tăng cƣờng sự phối hợp với các lực lƣợng trong giáo dục HS, đồng thời GVCN phải đổi mới trong xây dựng kế hoạch công tác CNL để đem lại hiệu quả cao trong công tác GD toàn diện HS.

Biện pháp 6: “Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài trƣờng trong công tác chủ nhiệm lớp” là biện pháp quan trọng, là tiền đề trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bổ sung kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế nhằm tổ chức thực hiện các biện pháp 1, 2, 3, 4, 5.

Biện pháp 7: “Định kỳ kiểm tra, đánh giá, kịp thời điều chỉnh và thúc đẩy nâng cao chất lƣợng công tác chủ nhiệm lớp” có tác động đến biện pháp 1 và 3, vì công tác kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan sẽ tạo động lực cho GVCN nâng cao nhận thức, chăm lo bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt vai trò của ngƣời GVCNL.

Tóm lại, mỗi biện pháp đều có ý nghĩa và tác dụng riêng, nhƣng biện pháp này là điều kiện để thực hiện biện pháp kia và ngƣợc lại, tạo nên một hệ thống các biện

pháp giúp HT quản lý công tác CNL của đội ngũ GVCN đạt hiệu quả cao nhất. Nếu tách từng biện pháp riêng lẻ khi thực hiện, sẽ không có tác dụng đem lại giá trị đối với công tác CNL cũng nhƣ trong hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 93 - 95)