Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 71)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

2.5.1. Những ƣu điểm và nguyên nhân

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết CBQL và GVCN đều nhận thức công tác chủ nhiệm là rất quan trọng. Nhận thức đúng về vai trò công tác CNL của hai lực

X

X X

lƣợng GD sẽ là kim chỉ nam, là nền tảng vững chắc cho việc QL công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả.

Hầu hết CBQL ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đã qua lớp đào tạo về quản lý giáo dục và trung cấp lý luận chính trị, có lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn tâm huyết và nhiệt tình với công tác GD.

Đội ngũ GVCNL hiện nay phần lớn là GV đã đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ, am hiểu kiến thức giáo dục học và vận dụng có hiệu quả vào công tác giáo dục HS, có kiến thức, năng lực tổ chức điều hành các hoạt động GD nhƣ: các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,…

Đội ngũ GVCNL nhìn chung đã thực hiện tốt các nội dung công tác CNL, CBQL thực hiện khá tốt các biện pháp QL từ QL xây dựng kế hoạch đến QL thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Ban giám hiệu các trƣờng luôn quan tâm và thực hiện tốt các chính sách, điều kiện hỗ trợ công tác CNL; khen thƣởng, động viên kịp thời; phối, kết hợp khá tốt giữa các bộ phận, đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng trong công tác GD toàn diện HS.

Cơ sở vật chất các trƣờng cơ bản đủ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập. Môi trƣờng GD lành mạnh, ít có ảnh hƣởng tiêu cực từ bên ngoài đến quá trình dạy học và GD của nhà trƣờng.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Qua kết quả khảo sát cho thấy các trƣờng chƣa xây dựng kế hoạch công tác CNL thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng. Kế hoạch chủ nhiệm của GVCN đã đƣợc lập nhƣng việc đƣa ra các biện pháp còn hạn chế. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động cho HS thƣờng không cụ thể.

Hiện nay chƣa có một khóa đào tạo chính thức nào cho GVCN, chính vì vậy, đội ngũ GVCN có năng lực còn hạn chế, GV làm CNL chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trƣờng. Công tác bồi dƣỡng, tập huấn GVCN chƣa thƣờng xuyên, việc tổ chức cho GVCN tham quan, học tập các đơn vị bạn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Sự phối kết hợp với các lực lƣợng GD, giữa nhà trƣờng, gia đình và XH chƣa thực sự chặt chẽ. Mối quan hệ giữa GVCN với HS trong lớp cũng còn những khoảng cách nhất định, GVCN chƣa thực sự gần gũi, quan tâm đến tất cả các HS trong lớp.

Hiệu trƣởng nắm tình hình HS thông qua GVCN chƣa đồng bộ, thƣờng xuyên, có lúc cuối học kỳ mới biết tình hình của lớp, công tác thi đua giữa các lớp chƣa thật sự đi vào chiều sâu, còn mang tính phong trào. Công tác dự giờ thăm lớp chủ nhiệm của BGH một số trƣờng còn hạn chế nên chƣa nắm bắt kịp thời các vấn đề cụ thể của lớp, chƣa đánh giá và thúc đẩy tốt công tác CNL. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng.

Về công tác kiểm tra, đánh giá, kết quả khảo sát cho thấyHiệu trƣởng đãchú ý kiểm tra, nắm tình hình công tác chủ nhiệm nhƣng việc kiểm tra chƣa thƣờng xuyên và kiểm tra chỉ thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trƣờng. Việc đánh giá tuy căn cứ vào kết quả tổng hợp tình

hình thực tế, nhƣng phần lớn còn mang tính định tính. Ngoài ra, sau kiểm tra đánh

giá, Hiệu trƣởng các trƣờng chƣa quan tâm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm của GV, nhằm thúc đẩy GVCN tích cực hơn trong công tác chủ nhiệm, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng GD toàn diện của nhà trƣờng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Với việc sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, điều tra và thu thập thông tin từ CBQL, GVCN, HS,… chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề: khái quát tình hình kinh tế - xã hội và tình hình phát triển giáo dục quận Thanh Khê, thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trƣờng trung học cơ sở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Qua việc tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát các thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp cho thấy đội ngũ CBQL và GVCN ở các trƣờng THCS đã rất coi trọng vai trò của GVCN lớp trong việc quản lý, giáo dục HS. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm đƣợc thực hiện đã xây dựng, duy trì nề nếp dạy học và giáo dục đạo đức cho HS. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong quản lý công tác chủ nhiệm lớp cũng còn gặp nhiều khó khăn từ phía GV, HS, môi trƣờng xã hội,… và còn một số tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhƣ kế hoạch chỉ đạo chƣa đƣợc sát sao, công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, đòi hỏi đội ngũ CBQL và GVCN của các nhà trƣờng phải đổi mới các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp thiết thực, khả thi hơn nhằm khắc phục những khó khăn trƣớc mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong những năm tới.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục đƣợc nêu trong Luật giáo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Các biện pháp QL công tác CNL đƣợc áp dụng trong nhà trƣờng phải đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, đó là giáo dục toàn diện cho HS để HS có phẩm chất đạo đức tốt, nhân cách tốt, có tri thức khoa học, trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Các nguyên tắc đƣa ra phải đảm bảo có cơ sở pháp lý, căn cứ vào Luật giáo dục, Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, quy định về giáo viên chủ nhiệm, hệ thống các văn bản pháp quy về giáo viên chủ nhiệm và các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nƣớc về giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp QL đang thực hiện và những biện pháp đang đƣợc xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề QL. Ở đây GVCN và CBQL biết nhìn nhận, đánh giá và chắt lọc ra những ƣu điểm và loại bỏ nhƣợc của các biện pháp đang sử dụng.

Việc xây dựng các biện pháp QL đảm bảo đƣợc tính kế thừa sẽ tránh đƣợc tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ và tạo ra các biện pháp mới hoàn toàn mà không dựa trên thực tiễn biện pháp cũ đã và đang đƣợc thực hiện.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp QL yêu cầu ngƣời nghiên cứu phải xác định đƣợc những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp QL cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp đƣợc đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn QLGD. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề QL một cách biện chứng, tránh đƣợc tình trạng siêu hình.

Để thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, ngƣời nghiên cứu phải nắm chắc đƣợc ƣu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp QL mới trên cơ sở phát huy các ƣu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ƣu

điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chƣa có hoặc đã có nhƣng thực hiện kém hiệu quả.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận đƣợc hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chỉ khi các biện pháp đƣợc đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong quản lý.

Khi đề xuất các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và QL công tác chủ nhiệm lớp của HT ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng với những vấn đề đang đặt ra. Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn QL công tác chủ nhiệm, điều kiện thực tế của đội ngũ GVCN, tình hình HS và điều kiện kinh tế - xã hội, giáo dục của địa phƣơng.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống QL là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tƣơng tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp QL nào đó không thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống QL. Mỗi biện pháp QL có những mặt mạnh và hạn chế nhất định, nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp thì hiệu quả QL không cao, n1hƣng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp QL có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ phát huy những ƣu thế và hỗ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng không nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, ngƣời nghiên cứu phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp nhằm phát huy thế mạnh của từng biện pháp và sự hỗ trợ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy, các biện pháp QL công tác CNL đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ, phát huy đƣợc vai trò QL của HT, phát huy đƣợc tính tích cực hoạt động của GVCN để khi thực hiện có hiệu quả.

3.2. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trƣờng trung học cơ sở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trƣờng trung học cơ sở về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp học cơ sở về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc củng cố, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CNL ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cho đội ngũ CBQL và GV, đặc biệt là đối với đội ngũ GVCN là việc làm quan trọng trong giai

đoạn hiện nay, có thể nói đây là yếu tố quyết định đến sự thành công trong công tác giáo dục của nhà trƣờng. Mục tiêu của biện pháp là giúp cho đội ngũ CBQL và GV của nhà trƣờng có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác CNL trong các hoạt động của nhà trƣờng. Mỗi CBQL nếu xác định đúng đắn về tầm quan trọng của công tác CNL thì GVCNL sẽ có những điều kiện tốt nhất để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo điều kiện cho CBQL thực hiện tốt công tác QL của mình. Đội ngũ GV nói chung, GVCNL nói riêng nếu xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác CNL sẽ giúp họ có ý thức hơn về công việc, về trách nhiệm của mình trong các hoạt động QL lớp chủ nhiệm, trách nhiệm trong giáo dục HS, giúp GVCNL hoàn thành tốt công việc đƣợc nhà trƣờng giao phó.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Xác định tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác CNL trong công tác giáo dục học sinh

Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng GD đòi hỏi đội ngũ GV, nhất là GVCNL phải có năng lực, kinh nghiệm trong công tác GD và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với HS. GVCN có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, kể cả trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho các em. Muốn vậy, đội ngũ CBQL cần thấy đƣợc vai trò của GVCNL và phải xác định rõ tầm quan trọng của công tác CNL trong hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Hoạt động của đội ngũ GVCNL là hoạt động quan trọng nhất trong công tác giáo dục HS.

HT quán triệt cho mọi thành viên của nhà trƣờng nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác CNL trong hoạt động của nhà trƣờng. Mỗi GV không chỉ là ngƣời truyền thụ kiến thức mà còn là một nhà giáo dục, quản lý HS trong giờ dạy của mình, phối hợp chặt chẽ với GVCNL trong thực thi nhiệm vụ.

HT quán triệt đến đội ngũ GVCNL về trách nhiệm, nhiệm vụ của GVCN. Ngoài nhiệm vụ của ngƣời GV, GVCN còn có thêm các nhiệm vụ cụ thể đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng phổ thông và những nhiệm vụ mang tính đặc thù riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán,… ở địa phƣơng mình công tác. Nhƣ vậy GVCNL có trách nhiệm cao hơn, nhiệm vụ nặng nề hơn so với các GV khác.

Bản thân GVCNL cần xác định đúng nhiệm vụ, chức trách cụ thể của ngƣời GVCNL đƣợc quy định tại điều 31 – Điều lệ trƣờng Trung học cơ sở, trƣờng Trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học. Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác CNL trong hoạt động của nhà trƣờng; nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục tiêu GD toàn diện HS của nhà trƣờng.

Việc nâng cao nhận thức của GV nói chung và đội ngũ GVCN nói riêng, cần phải thông qua phân tích các sự việc cụ thể, từ đó khẳng định sự cần thiết của công tác CNL trong nhà trƣờng.

Tổ chức các hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp

CNL là công việc rất phức tạp, nếu không có kinh nghiệm và biện pháp hợp lí thì sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục HS. Do vậy, HT cần tổ chức các hội nghị, chuyên đề về công tác CNL nhằm phổ biến những kinh nghiệm, những biện pháp hay và tạo thêm nhận thức cho GVCNL về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác CNL. Để các hội nghị này đạt hiệu quả cao, HT cần đánh giá việc thực hiện công tác

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)