9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Tổ chức phân công hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên làm
làm công tác chủ nhiệm lớp
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
mỗi năm học sau khi học sinh lớp 9 ra trƣờng và học sinh lớp 6 mới vào trƣờng, nhằm ổn định tổ chức lớp và triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trƣờng. Đây là công việc rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học. Nếu lựa chọn đƣợc đội ngũ GVCN có năng lực, trình độ, lòng nhiệt huyết, hết lòng thƣơng yêu học sinh, vì học sinh… thì công tác chủ nhiệm lớp của nhà trƣờng sẽ có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao. Điều đó cũng có nghĩa là chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao.
Hiệu trƣởng phân công hợp lí và tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN trong khi thực hiện công tác CNL sẽ giúp GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục HS phù hợp với tình hình thực tế HS các lớp.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp
* Tổ chức phân công GV làm công tác CNL:
- Trƣớc hết lãnh đạo nhà trƣờng có buổi họp với nội dung dự kiến phân công
GVCN trƣớc khi năm học mới bắt đầu. Việc phân công GV làm công tác CNL cần căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí sau:
Năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết rộng về kiến thức phổ thông, các vấn đề khoa học xã hội, nắm vững lý luận giáo dục và phƣơng pháp dạy học, có phƣơng pháp giúp HS tự học, hiểu đƣợc tâm sinh lý lứa tuổi, nắm vững quy chế chuyên môn, quy chế đánh giá xếp loại HS, có năng lực lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục.
Kinh nghiệm giáo dục HS, kinh nghiệm làm công tác CNL của GV.
Các kĩ năng cơ bản mà ngƣời GVCNL cần phải có nhƣ kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí HS, kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác CNL, kĩ năng xây dựng tập thể, kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp, kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc bản thân, kĩ năng tổ chức và quản lý toàn diện các hoạt động của HS trong lớp chủ nhiệm, kĩ năng phối hợp các lực lƣợng trong giáo dục HS,…
Có năng lực giao tiếp, ứng xử, có kỹ năng giải quyết tình huống sƣ phạm, biết khảo sát tình hình HS và gia đình HS, biết đánh giá đúng HS.
Có khả năng tập hợp, lôi cuốn HS, có năng lực cảm hoá HS, biết xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
Bảo đảm tính thừa kế theo lớp để GV có những kinh nghiệm và nắm vững điểm mạnh, điểm yếu của từng HS.
Về phẩm chất phải có lập trƣờng chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo trong công tác giáo dục, có tính kiên trì nhẫn nại, trung thực, khách quan, công bằng, mẫu mực trong lối sống, có uy tín đối với nhà trƣờng và HS; yêu nghề, thƣơng yêu và tôn trọng HS; nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, lạc quan tự tin và quyết đoán, có lòng nhân ái, vị tha.
cuộc sống, lao động và trong quan hệ với đồng nghiệp và HS, GVCN phải là tấm gƣơng sáng về mọi phƣơng diện cho HS noi theo.
Phân công công tác phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của GVCN sao cho họ có đủ thời gian thực hiện công tác CNL, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cá nhân và đảm bảo cuộc sống ổn thỏa.
- Lãnh đạo nhà trƣờng quán triệt trong đội ngũ GV nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí phân công GV làm công tác CNL để GV phấn đấu, rèn luyện.
- Xây dựng kế hoạch phân công GV làm công tác CNL cho năm học mới bao gồm: thời gian thực hiện công tác phân công, phƣơng án phân công, đội ngũ GV đƣợc phân công,…
Hằng năm, sau khi HS lớp 9 ra trƣờng, HT cần rà soát lại đội ngũ GVCNL của nhà trƣờng để có thể xem x t, lựa chọn, phân công GVCNL cho năm học mới. Việc phân công GVCNL cho năm học mới hoàn thành vào đầu năm học. Cần ổn định, phân công GVCN cho các lớp 6 mới tuyển để tạo điều kiện cho GV nắm vững HS, ổn định tổ chức lớp và có kế hoạch cho công tác CNL.
Có thể phân công GV làm công tác CNL theo 2 phƣơng án sau:
Phương án 1: Phân công GVCN lớp từ đầu năm lớp 6 và liên tục chủ nhiệm lớp
đó cho đến lớp 9. Khi phân công nhƣ vậy sẽ có thuận lợi cho giáo viên, HS cũng nhƣ nhà trƣờng trong việc giáo dục, quản lý HS. Qua đó giúp GVCNL nắm vững HS về mọi mặt, theo dõi sự hình thành và phát triển nhân cách của từng HS cũng nhƣ sự phát triển của tập thể HS. Tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó mật thiết là điều kiện cần thiết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Việc phân công GVCNL theo cách này đòi hỏi phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa phân công GVCNL và việc phân công giảng dạy trong năm học. Cần ƣu tiên phân công chuyên môn sao cho GVCNL có làm công tác CNL không dạy bộ môn ở quá nhiều khối lớp, để họ ở thời gian quan tâm tới lớp chủ nhiệm. Phƣơng án tối ƣu là phân công giáo viên làm CNL và giảng dạy bộ môn ở một khối trong đó có lớp mình chủ nhiệm. Tuy nhiên, phƣơng án này còn có nhƣợc điểm là nếu GVCNL có hạn chế về năng lực và phƣơng pháp QL sẽ ảnh hƣởng tới sự phát triển của tập thể lớp và học sinh. Đối với những GVCNL thiếu sáng tạo trong công tác sẽ gây hiện tƣợng đơn điệu trong giáo dục. Việc đánh giá xếp loại học sinh có khả năng thiếu chính xác nếu GVCNL có những định kiến không tốt về học sinh.
Phương án 2: Phân công GVCNL chuyên theo khối lớp, cách phân công này có
thuận lợi là HS đƣợc tiếp thu GD từ nhiều phƣơng pháp khác nhau. Chính sự chuyên môn hóa này sẽ giúp ngƣời GVCNL tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm về công tác CNL qua nhiều đối tƣợng học sinh khác nhau. Tuy nhiên phƣơng án này có hạn chế là: mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi về học tập và phát triển nhân cách HS không đƣợc liên tục,… Trƣờng hợp cần phải phân công
giáo viên khác làm chủ nhiệm tạm thời thay thế cho GVCNL đó nghỉ thì cần chọn các GVBM dạy ở lớp đó làm thay. Khi tiến hành giao, nhận công tác CNL phải bàn giao sổ sách, hồ sơ… của lớp chủ nhiệm.
Đội ngũ GV đƣợc phân công làm công tác CNL đƣợc lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí đã xác định.
- Triển khai tổ chức trao đổi trong các tổ chuyên môn về dự kiến phân công GV làm công tác CNL.
- Họp hội đồng sƣ phạm thông qua danh sách phân công GV làm công tác CNL. - Định kì đánh giá thực hiện công tác CNL, tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ GV và điều chỉnh phân công (nếu cần).
* Tạo điều kiện thuận lợi để GVCN thực hiện tốt công tác CNL:
Để hiệu quả giáo dục có tác dụng thực sự, HT phải có biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CNL.
Chỉ đạo các bộ phận văn phòng, thƣ viện cung cấp đầy đủ văn phòng phẩm, các loại hồ sơ, sách báo, các văn bản liên quan đến công tác CNL, hƣớng dẫn GVCN cập nhật thông tin của trƣờng đến HS và PHHS.
Trang bị đầy đủ các phƣơng tiện kĩ thuật, trang thiết bị nhƣ các dụng cụ thể dục thể thao để tổ chức các hoạt động thể chất; các dụng cụ lao động để tổ chức lao động tập thể,… Trang bị các phòng học có đầy đủ thiết bị nghe nhìn nhƣ màn hình, tivi, hoặc bảng tƣơng tác, hệ thống âm thanh nhằm giúp GVCNL có phƣơng tiện để tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp hoặc dạy các tiết hƣớng nghiệp.
Bồi dƣỡng nội dung ứng dụng công nghệ thông tin cho GV về công tác chủ nhiệm, khuyến khích GVCN ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác CNL. GVCN phải biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong việc tổ chức các hoạt động tập thể.
Tuyên truyền sâu rộng nội quy, quy chế đến đối tƣợng HS và PHHS. Thực hiện duy trì nề nếp dạy học ngay từ buổi đầu năm học.
Xây dựng cơ chế quản lý, quy chế làm việc cho GVCN đồng bộ với các hoạt động của nhà trƣờng.
Xây dựng quy chế phối hợp của GVCN với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để họ cùng có trách nhiệm với GVCN trong công tác giáo dục toàn diện HS.
Xây dựng đội ngũ GVCN kế cận và phân công GVCN giỏi kèm cặp, giúp đỡ những GV còn trẻ, trên cơ sở giao từng công việc cụ thể, GV trẻ tham gia từng phần công việc của GVCN, tham dự các buổi sinh hoạt lớp. Tổ chức các buổi hội thảo theo chuyên đề công tác CNL.
HT và CBQL nhà trƣờng thƣờng xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc, hoàn cảnh gia đình và tình hình của lớp mà GVCN đang đảm nhận để có hình thức khen ngợi, động viên, khuyến khích hợp lí.
HT chỉ đạo và giám sát thƣờng xuyên việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công của GVCN. Hƣớng dẫn GVCN thực hiện yêu cầu và để điều chỉnh phân công (nếu cần thiết). Chỉ đạo và giám sát thƣờng xuyên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm và quản lý công tác chủ nhiệm đối với GVCN và các CBQL.
Để việc tổ chức phân công GV làm công tác CNL đạt hiệu quả cao nhất, lãnh đạo nhà trƣờng cần tranh thủ ý kiến đóng góp, xây dựng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng nhƣ tổ chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, các GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý HS, thậm chí có thể tìm hiểu năng lực của GVCNL thông qua kênh thăm dò phản hồi từ HS.