- Trong tờ “Neue OderZeitung” đoạn đầu của bài viết như sau: “Việc thiết lập đường dây điện tín giữa Balaclava Luân Đôn và Pari cho tới nay chưa đem lại gì
286 C.MÁC 143 PHIÊN HỌP CỦA THƯỢNG NGHỊ VIỆN
giới quí tộc trong vi ệc trị nước, các ngài đó đã phản ứng ra sao đối với các cuộc mít-tinh ở Xi-ti. Huân tước Ê-len-bô-rô thét lên: “Những người thích đáng ở vị trí thích đáng!”. Và để chứng minh rằng mỗi người phải được hưởng niềm vinh dự của mình căn cứ vào công lao và chỉ căn cứ vào công lao, vị huân tước ấy đã đưa ra sự kiện là bản thân ông ta (Ê-len-bô-rô) và huân tước Hác-uých sở dĩ ngồi ở thượng nghị viện là vì cha của họ bằng công lao của mình đã mở cho họ con đường vào viện quí tộc. Trái lại, theo chúng tôi, sự việc ấy là một ví dụ nói lên rằng dựa vào công lao của người khác, trong trường hợp này là công lao của cha mình, người ta có thể đạt được suốt đời không những một chức vụ nào đó, mà thậm chí cả danh hiệu nhà lập pháp của nước Anh. Còn công lao mà Lord chief justice of the Queen’s Bench1*, Ê-len-bô-rô bố và ông Sác-lơ I-oóc, bố của huân tước Hác-uých, đã dựa vào để mở đường vào thượng nghị viện thì như thế nào? Lịch sử của nó thật là một bài học. Ông Ê- len-bô-rô quá cố, một luật sư Anh và sau đó là quan tòa, trong việc xét các vụ án về xuất bản, về các vụ âm mưu và về các gián điệp cảnh sát, được tiến hành dưới thời cai trị của Pít và những người kế tục ông ta, đã đạt được danh hiệu là Giê-phrít en miniature2*. Dưới sự lãnh đạo của ông special jury3* ở Anh đã đạt được tiếng tăm mà ngay cả “jurés probes et libres”4* thời Lu-i Phi-líp cũng chưa bao giờ được hưởng. Đây là công lao của Ê-len-bô-rô bố và chúng mở đường cho ông ta vào thượng nghị viện. Còn về ngài Sác-lơ I-oóc, tiền bối của huân tước Hác-uých, thì ông này vượt ông Ê-len-bô-rô bố về mặt
công lao. Ông Sác-lơ I-oóc ấy trong hai mươi năm làm nghị sĩ do xứ Căm-brít-giơ bầu ra, là một trong những người được lựa chọn mà Pít, Péc-xi-van và Li-vớc-pun giao phó “to do the dirty work for them”5*. Mỗi một biện pháp khủng bố “trung thực” đương thời đều tìm thấy ở ông ta nhân vật Pin-đa-rơ của mình. Ông ta xem mỗi đơn thỉnh cầu phản đối việc công khai mua bán ghế nghị sĩ ở hạ
1*
- chánh án tòa án hoàng gia
2*
- thu nhỏ
3*
- tòa án bồi thẩm đặc biệt
4*
- “các bồi thẩm chính trực và tự do”
5*
- “làm những việc xấu xa thay cho họ”
nghị viện như là “âm mưu Gia-cô-banh”. Đối với mỗi một đề nghị phản đối chế độ vô liêm sỉ ban phát các chức tước béo bở an nhàn trong khi sự bần cùng hóa đã xuất hiện ở Anh, Sác-lơ I-oóc đều tuyên bố đó là hãm hại “sự yên vui diễm phước của tín ngưỡng thiêng liêng của chúng ta”. Nhân vật Sác-lơ I-oóc ấy đã chúc mừng sự thăng quan tiến chức của mình vào thượng nghị viện trong những hoàn cảnh như thế nào? Cuộc hành binh Van-khe- ren149 đã gây ra ở Anh, vào năm 1810, những sự kiện giống như cuộc viễn chinh Crưm đã gây ra năm 1855. Huân tước Poóc-se-xtơ đưa ra trước hạ nghị viện đề án cử một ủy ban điều tra. Sác-lơ I- oóc phản đối kịch liệt, nói đến những âm mưu, đến việc kích động tâm trạng bất mãn và những điều tương tự. Tuy vậy, đề án của Poóc-se-xtơ đã được thông qua. Bấy giờ I-oóc quyết định làm cho công chúng mất khả năng tìm hiểu về những tài liệu điều tra, và vẫn dựa trên đặc quyền cũ và phi lý của nghị viện để nhất quyết đòi hành lang của nghị viện phải sạch bóng công chúng và phóng viên. Người ta đã làm như vậy. Lúc đó có một Hây-lơ Giôn-xơ nào đó, chủ tịch một Debating Club ở Luân Đôn, đã công bố một bản tin nói rằng trong phiên họp sắp tới của câu lạc bộ sẽ t hảo luận vấn đề ngài Sác-lơ I-oóc xâm phạm tự do xuất bản và lăng nhục thô bạo dư luận. Để đáp lại điều đó, đứng trước nghị viện Sác-lơ I-oóc đã buộc tội Hây-lơ giôn-xơn đã làm nhục nghị sĩ và vi phạm “đặc quyền của nghị viện”, sau đó, bất chấp mọi luật pháp của Anh, Giôn-xơn đã bị áp giải thẳng từ phiên họp của nghị viện, không có xét xử và điều tra, đến nhà tù Niu-ghết “để bị giam ở đấy cho đến chừng nào mà hạ nghị viện còn thấ y điều đó l à thích hợp”. Hoàn thành chiến công anh hùng ấy. Sác-lơ I-oóc đã lên mặt về thái độ độc lập của mình. Các bạn thấy không, ông ta chỉ hành động như một “quí tộc nông thôn” ngay thẳng, như “một người bạn của quốc vương”, như “một người trung thực chống Gia-cô- banh”. Nhưng chưa đầy ba tuần sau khi đóng cửa hành lang theo sự đòi hỏi của I-oóc, như mọi người đều biết, ông ta đã kịp trình tài khoản của mì nh lên nội các Péc-xi-van và đã mặc cả được cho suốt đời mình cái chức vụ l ươ ng cao vi ệc n hà n T el l er o f t h e E x ch eq uer1 *,
1*