C.MÁC
VỀ LỊCH SỬ CÁC CHIẾN DỊCH CỔ ĐỘNG
Luân Đôn, ngày 7 tháng Năm. Trong thời gian có các phong trào
cổ động lớn ở Anh, khu Xi-ti ở Luân Đôn không bao giờ có thể đi tiên phong trong phong trào. Cho tới nay, sự tham gia của nó vào bất cứ cuộc cổ động nào chỉ có nghĩa là mục đích của cuộc cổ động ấy đã đạt được rồi, cuộc cổ động đó đã thành fait accompli1*. Tình hình đã diễn ra như vậy với phong trào ủng hộ cải cách nghị viện do Bớc-minh- hêm khởi xướng. Cũng có tình hình như vậy với phong trào phản đối
các đạo luật lúa mì do Man-se-xtơ lãnh đạo. Luật hạn chế ngân hàng
năm 1797135 là một ngoại lệ. Các cuộc mít-tinh do các chủ ngân hàng và các nhà buôn của khu Xi-ti ở Luân Đôn tổ chức bấy giờ đã giúp Pít thực hiện việc cấm Ngân hàng Anh thanh toán bằng tiền mặt, sau khi
các giám đốc ngân hàng đã báo cho Pít trước đó mấy tuần rằng ngân hàng đang đứng bên miệng hố phá sản và chỉ có thể cứu vãn nó bằng coup d’état 2*, nghĩa là bằng một thị giá cưỡng bách của chứng khoán ngân hàng. Tình hình lúc bấy giờ không đòi hỏi ở Ngân hàng Anh, để phục tùng lệnh cấm thanh toán tiền mặt, một sự hy sinh lớn hơn là các nhà buôn ở khu Xi-ti, mà uy tín của họ lại phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng để duy trì lệnh cấm của Pít và để cho toàn quốc hưởng ứng lệnh
1*
- công việc đã hoàn thành
2*
- đảo chính
đó 1). Cứu vãn Ngân hàng Anh là cứu vãn khu Xi-ti. Do đó mà có các cuộc mít-tinh “yêu nước” bấy giờ của Xi-ti và sáng kiến “cổ động” của nó. Sáng kiến mà hiện nay Xi-ti đảm nhiệm khi tiến hành, vào thứ bảy trước tại Quán Luân Đôn và Gin-hôn, các cuộc mít-tinh của mình nhằm thành lập “Hội cải cách hành chính137, sáng kiến ấy đã có công lao tạo ra điều mới lạ rất hiếm có ở Anh, đó là công lao tạo ra một sự kiện chưa có tiền lệ. Thêm vào đó, trong các cuộc mít-tinh đó không có ăn uống gì, điều đó cũng là cái mới trong sử biên niên của khu Xi-ti mà “chủ nghĩa yêu nước với món súp thịt rùa” đã được Cốp-bét làm cho trở nên bất tử. Sau hết, điều mới mẻ còn ở chỗ là các cuộc mít- tinh của các nhà buôn của khu Xi-ti Luân Đôn được tổ chức tại Quán Luân Đôn và Gin-hôn vào giữa ban ngày trong giờ làm việc. Sự tiêu điều hiện nay trong công việc kinh doanh đã giải thích, trên mức độ nhất định, hiện tượng ấy, vả lại nhìn chung sự tiêu điều ấy là chất men, mà là chất men quan trọng, trong sự lên men về tinh thần của giới nhà buôn thuộc khu Xi-ti. Tuy vậy, không thể nào phủ nhận tầm quan trọng của phong trào ấy của giới kinh doanh thuộc khu Xi-ti, mặc dù ở Uê-xtơ-en-đơ người ta ra sức chế nhạo nó như thế nào đi nữa. Các tờ báo của phái cải cách tư sản - “Dail y News”, “Morning Advertiser”, “Morning Chronicle” (tờ báo này thuộc loại này từ ít lâu na y) ra sức phô bày trước kẻ thù của mình “tương lai vĩ đại” của Hội Xi-ti. Nhưng họ không cảm thấ y kết quả trực tiếp. Họ không hiểu rằng bản thân việc tri ệu tập những cuộc mít-tinh ấy đã có nghĩa là giải quyết được những vấn đề rất trọng đại, rất trọng yếu: 1) sự chia rẽ giữa giai cấp thống trị ở ngoài nghị viện với giai cấp cầm quyền trong nghị viện; 2) gạt bỏ những phần tử
1)
Thực sự không thể tin được là ngay cả trong những bộ lịch sử mới nhất về khoa kinh tế chính trị, hành động bấy giờ của khu Xi-ti được dẫn ra như là bằng chứng về chủ nghĩa yêu nước của Anh. Điều càng khó tin là ông Phôn Hắc-xtơ-hau-den, trong cuốn sách của mình về nước Nga (tập ba, năm 1852) đã khinh xuất đến nỗi khẳng định Pít đã giữ lại được tiền Anh bằng biện pháp ngân hàng tạm ngừng thanh toán tiền mặt 136. Ở Nga người ta đã đem những chuyện hết sức bịa đặt đến mức như thế nào để nhồi sọ một con người có thể tin vào những điều như thế? Chúng ta nghĩ gì về giới bình luận ở Béc-lin đã hoàn toàn tin ở ông Phôn Hắc-xtơ-hau-den và sao chép ở ông ta để chứng