tư sản cho tới nay vẫn có ảnh hưởng đối với chính sách; 3) vạch trần Pan-mớc-xtơn.
Lây-ác, như mọi người đều biết, đã hứa tối na y s ẽ đưa ra trước hạ nghị viện đề án cải cách của mình. Ai nấy đ ều biết rằng khoảng một tuần trước, nghị viện đã không đ ể ông ta phát biểu, huýt sáo phản đối ông ta, chế nhạo và la ó ông ta. Các ông hoàng của giới nhà buôn Anh ở Xi-ti đã trả lời trong các cuộc mít-tinh của họ bằng những lời lớn tiếng “hoan hô” Lây-ác. Ông ta trở thành nhân vật được thường xuyê n chú ý ở quán Luân Đôn và Gin-hôn. Cheers1 * của khu Xi-ti là sự trả lời có tính chất khiêu khích đối với groans2* của hạ nghị viện. Nếu như tối nay hạ nghị viện tỏ ra khi ếp nhược thì uy tín của nó sẽ mất đi và những ngà y tồn tại của nó sẽ chấm dứt; nếu như nó vẫn còn tiếp tục groans thì cheers của những người phản đối nó sẽ càng mãnh liệt. Qua cuốn “Người Áp-đe-rơ”138 có thể biết rõ cuộc cạnh tranh giữa cheers và groans sẽ diễn tới cái gì. Các cuộc mít-tinh của Xi-ti là sự thách thức trực tiếp đối với hạ nghị viện, giống như việc bầu ông Phren-xít Bớc-đét làm đại biểu Oét-min-xtơ là sự thách thức vào thập kỷ đầu của thế kỷ này.
Mọi người đều biết, cho tới nay, đứng đầu phong trào của giai cấp tư sản Anh là trường phái Man-se-xtơ với các tập đoàn Brai- tơ và Cốp-đen. Các chủ xưởng ở Man-s e-xtơ hiện na y đã bị các nhà buôn ở Xi-ti lấn át. Lập trườ ng p hản đ ối chi ến tranh chính thống của họ làm cho gi ai cấp tư sản - là giai cấp khô ng phút nào ngồi yên ở Anh - tin chắc, ít ra là hiện nay, rằng họ đã mất năng lực lãnh đạo nó. Hiện na y bọn đầu sỏ ở Man-s e-xtơ chỉ có thể duy trì được “bá quyền” của chú ng nếu như chúng vượt trội được b ọn đầu sỏ ở Xi-ti. Cuộc cạnh tranh ấy gi ữa hai nhóm phái quan trọng nhất trong giai cấp tư sản được xác nhận trên thực t ế trong những cuộc mít-tinh ở Xi-ti mà các tập đoàn Brai-tơ và Cốp-đen bị gạt ra ngoài và cũng tự động không tham gia, đang hứa hẹn những điều có lợi cho phong trào nhân dân. Có thể dẫn ra sự việc sau đây làm bằng chứng: thư ký Ủy ban Xi-ti đã gửi
1*
- tiếng hoan hô
2*
- lời la ó
thư cho phái Hiến chương ở Luân Đôn đề nghị cử thành viên vào Ủy ban thường vụ Xi-ti. Phái Hiến chương đã cử Éc-ne-xtơ Giôn- xơ tham gia vào đó. Giữa giai cấp tư sản thương nghiệp và công nhân cố nhiên không có sự đối kháng trực tiếp như giữa công nhân và chủ xưởng, millocracy1 *, do đó họ có thể có - ít ra là lúc đầu - những bước đi chung không thể có giữa phái Hiến chương và phái Man-se-xtơ.
Pan-mớc-xtơn - đây là kết quả to lớn cuối cùng của các cuộc mít-tinh ở Xi-ti - lần đầu tiên chế nhạo và bị la ó trong một khu vực bầu cử quan trọng nhất trong nước. Tính chất hấp dẫn của tên tuổi ông ta, đã vĩnh viễn biến mất. Điều làm ông ta mất danh giá ở Xi-ti không phải là chính sách đối với nước Nga, một chính sách kéo dài hơn cả cuộc chiến tranh ba mươi năm139 của ông ta; điều làm ông ta mất danh giá là sự châm biếm độc ác, thái độ trơ trẽn đầy tự cao tự đại và trước hết là sự “pha trò nhạt nhẽo” mà ông ta sử dụng, làm ra vẻ giúp nước Anh thoát khỏi cuộc khủng hoảng đáng sợ hơn tất cả những cuộc khủng hoảng mà nước Anh đã trải qua. Tất cả những cái đó đã chọc tức lương tâm của giai cấp tư sản, tuy rằng đã từng đạt được thành tựu trong nghị viện đã sa đọa của bọn “ti tiện” 2*.
Cải cách hành chính với một nghị viện như nghị viện hiện nay - bất cứ ai cũng thấy ngay được tí nh chất phi lô-gích của những nguyện vọng tốt lành ấy. Nhưng ở thế kỷ này, chúng ta đã từng thấy những người cha cải cách1 40. Chúng t a đã trải qua những bữa tiệc ủng hộ cải cách mà đứng đầu là Ô-đi-lông Ba- rô141. Vì vậy không có gì là lạ nếu như các tảng tuyết sẽ quét sạch nước Anh cổ xưa bắt đầu xuất hiện dưới hình thức các cục tuyết nhỏ trong tay các doanh gia cải cách thuộc khu Xi-ti.
Do C.Mác viết ngày 7 tháng Năm 1885 Đã đăng trên tờ "Neue Oder Zeitung" số 215, ngày 10 tháng Năm 1885
In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là t iếng Đức
1*
- bọn trùm công nghiệp
2*
- Chơi chữ: “Haus der Gemeinen” có nghĩa là “hạ nghị viện”, cũng có nghĩa là “nghị viện của bọn ti tiện”.