- Trong tờ “Neue OderZeitung” đoạn đầu của bài viết như sau: “Việc thiết lập đường dây điện tín giữa Balaclava Luân Đôn và Pari cho tới nay chưa đem lại gì
272 PH.ĂNG-GHEN 136 TIN TỪ XÊ-VA-XTÔ-PÔN
giữ và tài nghệ của viên tư lệnh công binh, đại tá Tốt-tơ-lê-bên; ba là, nhờ sự kiên cố tự nhiên của bản thân trận địa. Bởi vì cần thừa nhận rằng trận địa quả thực kiên cố hiếm thấy. Theo các bản đồ tồi mà người ta có được cho tới mãi gần đây, thì Xê-va-xtô-pôn ở dưới sườn núi, phía sau có các cao điểm khống chế; nhưng các bản đồ mới và tốt hơn thì lại chỉ rõ rằng thành phố ở trên mấy quả đồi độc lập hình tròn, có các khe vực ngăn cách với cao ngu yên; những quả đồi ấy trên thực tế đã khống chế, trên mức độ ngang nhau, cả thành phố lẫn cao nguyên. Tính chất ấy của địa hình có lẽ đã giải thích đầy đủ tại sao liên quân không dám cường tập vào cứ điểm hồi tháng Chín năm ngoái; xem ra thì điều đó đã tác động mạnh mẽ đến các tướng lĩnh liên quân đến nỗi họ thậm chí không tìm cách buộc kẻ địch bộc lộ lực lượng mà nó có để tiến hành phòng ngự. Các công trình sư Nga đã lợi dụng tới mức t ối đa những ưu điểm ấy của địa hình. Trên tất cả dốc núi của Xê-va-xtô-pôn hướng về phía cao ngu yên đều xây dựng hai, thậm chí ba hàng pháo đài, hàng nọ cao hơn hàng kia, nên đã tăng gấp đôi và gấp ba sức mạnh phòng ngự. Các pháo đài thuộc loại này cũng đã được xây dựng khi xây dựng công sự của các thành phố khác (chẳng hạn, trên sườn đồi Mông Va-lê-ri-ăng ở P a-ri), nhưng nhìn chung các công trình sư không tán thành loại pháo đài này và gọi là những chiếc bẫy. Chúng quả thực là những chiếc bia lớn cho phía quân bao vây; nếu không bắn trúng, đạn sẽ rơi vào pháo đài ở phía dưới, hoặc đi ở phí a trên pháo đài mà người ta ngắm bắn, do đó bên phòng ngự bao giờ cũng chịu những thiệt hại lớn. Nhưng ở nơi đấy, nơi mà cứ điểm thậm chí không bị vây chặt, như Xê-va-xtô-pôn, thì sự tổn thất ấy không nghĩa l ý gì so với uy lực lớn mà những pháo đài ấy đem lại cho h ỏa l ự c p hò ng n gự. C hú ng t ô i cho r ằ ng s au cuộ c vâ y đ ánh Xê-va-xtô-pôn này, lời chê bai đối với những cái bẫy ấy sẽ rất ít. Trong việc phòng thủ các cứ điểm hạng nhất trong đó có chứa một số lượng lớn vật tư chiến tranh và khó bao vây, những pháo đài ấy có thể được sử dụng rất hiệu quả, nếu địa hình thuận lợi cho điều đó. Ngoài loại bẫy đó, về cả phương diện khác, quân Nga cũng đã từ bỏ lối t hực hành công binh đã có từ lâu. Trong hệ thống công sự pháo đài cũ, thì có 15 hoặc thậm chí 17 pháo đài
xung quanh cứ điểm là không đủ: chúng bảo đảm tồi cho việc phòng ngự cứ điểm ấy. Thay vào đó, hiện nay chỉ có pháo đài trên các điểm cao nhô ra phía trước, thêm vào đó những đoạn thành gắn liền những pháo đài ấy tạo thành một đường gẫy khúc tạo khả năng phát huy hỏa lực bên sườn không phụ thuộc vào hỏa lực của bản thân những pháo đài ấy. Trong khi đó, các khẩu pháo đặt ở những nơi nhô ra của đường gẫy khúc ấy có t hể bắn phong tỏa toàn bộ khu vực ở phía trước. Trên những đoạn thành nối ấy, hầu như trên toàn bộ chiều dài của chúng, đều đặt các khẩu pháo, đó cũng là một sự sáng tạo vì trong những công sự pháo đài thông thường thì các đoạn thành nối chỉ được trang bị một vài khẩu pháo dùng vào những mục đích đặc biệt, còn toàn bộ sự phòng ngự bằng hỏa lực đều dựa vào các pháo đài và các ụ pháo. Tuy không có những tài liệu kỹ thuật tỉ mỉ hơn, song qua những điều nói trên có thể thấy rằng quân Nga đã lợi dụng tối đa phương tiện của mì nh và nếu liên quân thậm chí chiếm lĩnh được pháo đài Cột buồm hoặc pháo đài trên đồi Ma-la-khốp thì, không nghi ngờ gì nữa, họ vẫn còn vấp phải phòng tuyến thứ hai và thứ ba mà muốn đột phá chúng họ phải vận dụng toàn bộ tài nghệ và mưu trí của mình.
Do Ph.Ăng-ghen viết khoảng ngày 8 tháng Năm 1855
Đã đăng làm xã luận trên tờ "New - York Daily Tribune” số 4401, ngày 28 tháng Năm 1855 và đăng trên tờ “Neue Oder - Zeitung” số 217, ngày 11 tháng Năm 1855
In theo bản đăng trên tờ “Ne w - York Dai ly Tribune” có đối chiếu với bản đăng trên tờ “Neue Oder - Zei tung”
Nguyên văn là ti ếng Anh In bằng tiếng Nga lầu đầu