sự ngoại vi mới ấy của quân Nga là không thể đánh chiếm được, mà còn nói rằng những công sự này chỉ là tuyến thứ nhất, từ chỗ này quân Nga có ý định nhích đều đều các hào chống tiếp cận của mình lên phía trước. Những công sự bộ binh ở trước đồn Ma- mê-lôn (người Nga gọi là đồn Cam-sát-xki) được nối liền bằng một chiến hào hoàn chỉnh và do đó hình thành một tuyến phòng ngự mới. Giữ đồn Ma-mê-l ôn và Xê-len-ghin (trên núi Xa-pun) người ta đã đào một chiến hào mới hình thành ba cạnh của một hình vuông và từ đó có thể bắn dọc vào một phần hào tiếp cận của quân Pháp. Dù sao thì cũng rõ ràng là quân Nga theo đuổi mục đích xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh công sự phòng ngự tiền tiêu để yểm hộ đồi Ma-la-khốp từ bên sườn và từ phía chính diện, và rút cục, có thể chiếm lấy các chiến hào của liên quân. Trường hợp ý đồ đó thành công, thì tuyến bao vây sẽ bị chọc thủng ở đoạn tấn công ấy. Trong khi suốt 6 tháng qua, l iên quân chỉ bám lấy trận địa của mình và phần lớn chỉ củng cố các pháo đài của mình hơn là tiến lên, thì trong một tháng trời quân Nga đã tiến lên được nhiều về phía trận địa địch và đang tiếp tục tiến lên. Đương nhiên, có những ví dụ về một cuộc phòng ngự xuất sắc hơn cuộc phòng ngự Xê-va-xtô-pôn, nhưng trong sử biên niên về các cuộc chiến tranh, từ thời đại có trận vây hãm thành Tơ-roa, không thể chỉ ra một trận vây đánh nào được tiến hành một cách không có hệ thống, vô nghĩa và không vẻ vang như cuộc vây đánh Xê-va-xtô-pôn.
Do Ph.Ăng-ghen viết khoảng 15 tháng Tư 1855
Đã đă n g t r ê n t ờ " Ne u e Od e r - Ze i t u n g " số 179, ngày 18 tháng Tư 1855 và đã đăng làm xã luận trên tờ “New - York Daily Tribune” số 4377, ngày 30 tháng Tư 1855
In theo bản đăng t rên tờ “Neue Oder - Zei tung”, có đối chi ếu với bản đăng trên tờ “Ne w - York Daily Tribune”
Nguyên văn là tiếng Đức In bằng tiếng Nga l ần đầu
PH.ĂNG-GHEN
NƯỚC ĐỨC VÀ CHỦ NGHĨA ĐẠI XLA-VƠ 130
I
Những nguồn tin đáng tin cậ y cho biết đương kim hoàng đ ế Nga đã gửi cho một số triều đình bức đi ện trong đó có nói rằng:
“ Khi mà Áo l i ê n k ế t hẳ n v ới p hư ơ n g Tâ y h o ặ c c ó hà n h đ ộn g c ô n g k ha i t hù đ ị c h nà o đ ó v ới Nga t hì A -l ế ch -x a n -đ r ơ II s ẽ đ í c h t h â n l ã n h đạ o p h o ng t r ào đ ạ i Xl a- vơ và đ ổi t ước hi ệ u hi ệ n n a y c ủa mì n h l à ho à n g đ ế t o à n Ng a t hà n h t ư ớc hi ệ u
h oà n g đ ế c ủ a t ất c ả mọ i n g ườ i Xl a-v ơ ”( ?).
Lời tuyên bố ấy của A-lếch-xan-đrơ, nếu mang tính chất chính thức, sẽ là sự công khai bày tỏ ý kiến đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Đấy là bước đi đầu tiên đem lại cho cuộc chiến tranh tính chất châu Âu mà cho tới nay tính chất ấy chỉ được phỏng đoán theo các loại lý do t hoái thác và các cớ, nghị định thư và hiệp ước, những đoạn văn của Vát-ten và những đoạn trích trong các t ác phẩm viết của P u-phen-đoóc-phơ. Vấn đề nền độc lập, thậm chí vấn đề sinh tồn của Thổ Nhĩ Kỳ do đó bị đẩy lùi về phía sau. Hiện nay, vấn đề không còn là vấn đề ai sẽ cai quản Công-xtăng-ti-nô-plơ mà là vấn đề ai sẽ thống trị cả châu Âu. Người Xla-vơ từ lâu bị những sự xích mích nội bộ chia rẽ, bị người Đức dồn về phía đông, bị người Đức, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Hung-ga-ri chinh phục một phần, sau năm 1815 lại lặng lẽ liên hợp các chi của mình bằng cách truyền bá dần dần chủ nghĩa