PH.ĂNG-GHEN 134 TIN TỪ XÊ-VA-XTÔ-PÔN

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 3 pot (Trang 37 - 38)

- Trong tờ “Neue OderZeitung” đoạn đầu của bài viết như sau: “Việc thiết lập đường dây điện tín giữa Balaclava Luân Đôn và Pari cho tới nay chưa đem lại gì

268 PH.ĂNG-GHEN 134 TIN TỪ XÊ-VA-XTÔ-PÔN

đã lợi dụng thành công như vậy những điểm cao ấy, quân Nga có thể chấp nhận việc rời bỏ những cao điểm ấy.

Ở đây không cần mô tả vô số những cuộc tấn công ban đêm mà kết quả là liên quân đã chiếm được các chiến hào bộ binh và hào chống tiếp cận của quân Nga, cũng như những cuộc xuất kích mà quân Nga tiến hành nhằm mục đích giành giật lại những công sự ấy trong tay liên quân. Những hành động như thế chỉ đáng quan tâm đứng trên góc độ chiến thuật, đối với những ai đã đích thân hiểu rõ địa hình, vì việc tiến hành những hành động như thế phần lớn là tùy thuộc vào sự tháo vát, tinh thần tấn công mãnh liệt và sự ngoan cường của sĩ quan cấp dưới và của binh sĩ. Quân Anh - Pháp trội hơn quân Nga về những phẩm chất ấy, nên họ có thể xây dựng những chốt của mình ở một số địa điểm sát nách công sự quân Nga. Ở một số nơi cự ly giữa hai địch thủ đã rút ngắn đến khoảng cách có thể ném lựu đạn được, tức là liên quân còn cách đường ẩn nấp của quân Nga 20 - 30 i-ác-đơ hoặc cách bức tường chắn chính yếu 40 - 50 i-ác-đơ. Quân Nga tuyên bố rằng quân bao vây ở cách họ ba mươi xa-giên, tức là 60 i-ác-đơ. Tình hình là như vậy, đặc biệt là trước pháo đài Cột buồm, pháo đài Trung tâm và pháo đài Rê-đan, nơi đây những chỗ lõm của địa hình tạo thành một khoảng không chết, thêm vào đó vị trí của những chỗ lõm nà y làm cho pháo của quân Nga không thể tạo thành góc xiên cho phép bắn cầu vồng vào những chỗ lõm ấy. Vì hỏa lực của pháo binh Nga không hề bị áp chế, nên việc giữ liên lạc với những chỗ lõm ấy và việc biến chúng thành một hệ thống chiến hào hoàn chỉnh là điều rất khó khăn và liên quân sẽ cảm thấy rất mãnh liệt hỏa lực tạt sườn của quân Nga. Thực vậy, chừng nào các khẩu đội của liên quân, còn ở phía sau các chiến hào tiền tiêu ở khoảng cách 400 - 500 i-ác-đơ thì khó mà tưởng tượng liên quân có thể trù tính phòng ngự những trận địa không yểm hộ ấy chống lại những cuộc xuất kích được tiến hành bất ngờ với một lực lượng đầy đủ; mà sau cuộc pháo kích không thành công, như hiện nay người ta thừa nhận, cần một thời gian nhất định mới có thể sử dụng những khẩu đội mới được đẩy xa hơn lên phía trước.

Cuộc tiến lên đột nhiên này của li ên quân hầu như đến tận chân tường cứ điểm quân Nga, tuy bề ngoài khác với sự chậm chạp và t hái độ do dự trước đây, nhưng thực ra vẫn cùng một hiện tượng như thế. Trong khi tiến hành cuộc vây đánh này, chẳng có hệ thống gì, chẳng tuân theo một trật tự chặt chẽ nào, và vì bất cứ cuộc vây đánh nào, - xét về thực chất, đều là những hành động nối tiếp nhau chặt chẽ trong đó sau mỗi bước đã hoàn thành, để nó không trở thành vô ích, đều phải lập tức đạt được lợi thế mới gì đó, cho nên điều hoàn toàn hiển nhiên là liên quân đã tiến hành cuộc vâ y đánh nà y theo một kế hoạch tồi tệ nhất trong những kế hoạch có thể có. Bất chấp sự thất vọng của các tướng lĩnh liên quân khi họ trông thấy lần đầu tiên khu vực tác chiến, bất chấp những sai lầm đã mắc phải hồi mùa thu năm ngoái trong thời gian tiến hành cái gọi là cuộc vây hãm lần thứ nhất, liên quân vẫn có thể đạt được thắng lợi lớn. Ở đây chúng tôi hoàn toàn không đụng đến phía Bắc thành phố, như chính các tướng lĩnh của liên quân đã làm. Họ dứt khoát quyết định tấn công riêng phía Nam, do đó có thể bị lọt vào thành phố có những cứ điểm khống chế mà họ không tiếp cận được. Thế là nẩy ra vấn đề: hoặc là các tướng lĩnh liên quân cho rằng lực lượng của họ đủ mạnh để chiếm phía Nam, trong trường hợp nà y hiện nay họ buộc phải thừa nhận rằng họ đã mắc sai lầm không thể tha thứ được; hoặc là họ cảm thấy lực lượng của mình quá yếu, vậy t hì xi n hỏi: tại sao họ không điều viện binh của mình đến? Hiện nay đã không thể phủ nhận được sự thật là trong cuộc vây đánh “đáng ghi nhớ và không có tiền lệ” ấy, các sai lầm đã nối ti ếp nhau. Rõ ràng là sự thiếu thốn phải chịu đựng trong điều kiện mùa đông đã gây ra trong quân sĩ, cũng như trong hàng ngũ tướng lĩ nh, tâm trạng uể oải, thờ ơ và mệt mỏi không sao khắc phục được. Vào tháng Hai, khi quân Nga mạnh dạn vọt ra ngoài công sự của họ và xây dựng ở phía trước những p hòng t uyến mới, thì đi ều đó xem ra phải là một đ à thú c đẩy khá lớ n đối với liên quân và buộc họ hu y động l ực lượng của mì nh; nhưng Can-rô-béc chỉ có thể lợi dụng sự cảnh cáo nghiêm trọng ấy để làm nguội lạnh nhi ệt tình chi ến đấu của lính du-a-vơ, ném họ vào một cuộc tấn cô ng mà ông t a cầm chắc l à t hất bại. Vi ệc đ ào chi ến hào đ ược khôi phục, nhưng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 3 pot (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)