PH.ĂNG-GHEN 125 VỤ XUẤT KÍCH NGÀY 23 THÁNG BA

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 3 pot (Trang 28 - 29)

mà chính vào lúc ấy thì toán quân xuất kích phải suy nghĩ đến việc rút lui an toàn. Quân Nga đã làm như vậy. Không có ý định thực sự đuổi quân Anh ra khỏi trận địa của nó, quân Nga tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu cho đến khi đại bộ phận quân lính của nó đã rút về khá gần Xê-va-xtô-pôn, sau đó, đơn vị hậu vệ cũng rút lui chịu những thiệt hại rất l ớn trong cuộc đụng độ với đội dự bị của quân P háp và quân Anh.

Xem ra quân Nga hy vọng tìm thấy được nhiều pháo, một số lượng lớn đạn dược và vật tư chiến tranh khác ở hào song song thứ hai. Cuộc xuất kích của họ chỉ có thể theo đuổi một mục đích - phá hủy tất cả những thứ đó. Nhưng họ hầu như không tìm thấy gì ở đây và vì vậy cuộc xuất kích ấy không đem lại gì hết ngoài sự tin tưởng rằng ở một cự l y xa công sự của họ như vậy, họ có thể giữ được ưu thế trong những giờ đầu của cuộc xuất kích cho tới khi quân địch tập trung được đội dự bị của mì nh. Đương nhiên, điều đó có ý nghĩa nào đó, nhưng vị tất đã biện minh được những tổn thất trong cuộc xuất kích ấy. Những thiệt hại về vật chất do quân Nga gây ra cho công sự phía vây đánh có thể được hàn gắn chỉ trong một vài ngày, còn tác dụng tinh thần của cuộc xuất kích này có thể được coi là ngang số không. Vì bất cứ cuộc xuất kích nào cũng đều tất nhiên kết thúc bằng sự rút lui, nên bên vây đánh bao giờ cũng coi mình là kẻ chiến thắng. Tác dụng tinh thần của cuộc xuất kích thường là có lợi cho bên vây đánh hơn là cho bên bị vây, trừ t rường hợp thiệt hại của bên bị vây ít hơn nhiều so với bên bao vây.

Trong tình hình Can-rô-béc và Ra-glan hơn bao giờ hết cần đến thắng lợi bề ngoài, thì cuộc xuất kích vớ i những kết quả không đáng giá gì và kết thúc bằng cuộc rút lui vội vã của quân Nga ấy đã đến rất đúng lúc với họ. Quân P háp đặc bi ệt làm rùm beng rằng họ đã truy kích địch đến tận công s ự Xê-va-xtô-pôn. Nhưng trong tình huống như thế thì điều đó chẳng khó khăn gì, vì pháo của cứ điểm không thể bắn được do sợ sát thương chính quân lí nh của mình. Về phía quân Anh thì họ lờ tịt cái sự thể là trận địa của họ lùi quá xa về phía sau, nên họ đóng vai trò đội dự bị hơn là đội quân ở tuyến đầu, giờ đây họ lại khoác l ác, - lần này thì ít căn cứ hơn bao giờ hết, - về sự bất khả chiến thắng của

họ và về tinh thần dũng cảm không lay chuyển của binh sĩ Anh đã khiến họ không thể rút lui bước nào. Đại tá Ken-l i và các sĩ quan Anh khác bị quân Nga bắt ở ngay nơi bố trí của những binh sĩ sắt đá ấy và bị áp giải một cách hoàn toàn bình yên đến Xê-va- xtô-pôn, đã biết cant1 * ấy giá trị như thế nào.

Trong khi đó, các nhà chiến lược vĩ đại của báo giới Anh tiếp tục nhấn mạnh, với nhiệt tình sôi nổi, rằng trước khi suy nghĩ đến cường tập Xê-va-xtô-pôn, dù thế nào cũng phải chi ếm cho được những công sự ngoại vi mới, do quân Nga xây dựng; họ h y vọng rằng đi ều đó sẽ được thực hiện nhanh chó ng. Sự xác nhận đó của họ đương nhiên hết sức chính xác mà cũng hết sức tầm thường, song vấn đề là ở chỗ: chiếm những công sự ấy như thế nào, nếu như l iên quân thậm chí không cản trở được việc xâ y dựng những công sự ấy ngay trong phạm vi hỏa lực pháo của mì nh? Cuộc tấn công vào lô-cốt vuông Xê-len-ghin (trên núi Xa- pun) đã chứng minh đủ rõ rằng bằng những tổn thất lớn có thể chiếm được những công sự như thế trong một thời gian ngắn, nhưng điều khó hiểu là việc đó để làm gì, nếu như không thể giữ công sự ấy ngay trong khoảng thời gian cần thiết cho việc phá hoại nó. Vấn đề là ở chỗ: những công sự mới ấy là bộ phận hợp thành hữu cơ của toàn bộ hệ thống phòng ngự của quân Nga, sườn và lưng nó do phòng tuyến chính khống chế, nên không thể chiếm được nếu không sử dụng chính những biện pháp cần thiết cho việc chiếm bản thân phòng tuyến chính. Trước khi suy nghĩ nghiêm chỉnh đến việc tấn công và chiếm lấy những công sự ngoại vi ấy, cần phải đưa hào tiếp cận lên một cự l y khá gần, xâ y dựng hào song song kín có vị trí xuất phát, thiết lập và trang bị các pháo đài để bắn vào phòng tuyến chính của quân Nga. Tờ “Times” lớn tiếng hơn ai hết và nằng nặc đòi chiếm ngay những công sự ngoại vi ấy, chỉ quên nói đâu là những phương pháp mới cho phép giải quyết trong vòng mấy giờ cái nhiệm vụ khó khăn mà tờ báo thông báo một cách đầy tin tưởng ấy. Nhưng nó chưa kịp diễn đạt niềm hy vọng lạc quan của mình, thì đã nhận được thư của phóng viên của nó ở Crưm, là người không những tuyên bố rằng những công

1*

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 3 pot (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)