Nhận mẫu và quản lý thông tin bệnh nhân

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 39 - 41)

LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG XÉT NGHIỆM

6.1 Nhận mẫu và quản lý thông tin bệnh nhân

6.1.1 Nhận mẫu

Mỗi phòng xét nghiệm nên chuẩn bị một kế hoạch bao gồm các loại mẫu sẽ nhận và cách đóng gói các mẫu này. Nên thông báo kế hoạch này cho các nhân viên y tế và các bác sĩ điều trị, những người có thể sẽ gửi mẫu đến phòng xét nghiệm. Bàn/khu vực tiếp nhận mẫu là khu vực trung gian giữa môi trường không kiểm soát bên ngoài và khu vực phòng xét nghiệm có kiểm soát và có quy định về an toàn sinh học. Bàn/ khu vực tiếp nhận mẫu cũng có thể đóng vai trò như một rào chắn vật lý để đảm bảo những người không phận sự không đi vào khu vực phòng xét nghiệm.

Các đặc điểm quan trọng tại khu vực tiếp nhận mẫu bệnh phẩm được đề cập như bên dưới.

ƒ nên có sẵn tất cả các thiết bị và BHCN cần thiết để đảm bảo việc tiếp nhận, đánh giá, phân loại và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm một cách an toàn.

ƒ nên có BHCN tương ứng mối nguy hiểm dự kiến và cho các mối nguy hiểm xuất phát từ các mẫu bệnh phẩm chưa đóng gói đúng cách, các chất tràn đổ và các chất khử trùng có khả năng ăn mòn.

ƒ nên có các chất khử trùng còn hạn sử dụng và đã được thẩm định.

ƒ nên có quy trình xử lý bất cứ tác nhân/vật liệu nào được xem là nguy hiểm do chúng không được đóng gói đầy đủ hoặc bị rò rỉ; có thể cần một tủ an toàn sinh học hoặc hộp bịt kín được.

ƒ khu vực này nên có đủ ánh sáng.

Nhân viên phòng xét nghiệm tại khu vực tiếp nhận mẫu phải kiểm tra kỹ lưỡng các dụng cụ chứa, mẫu bệnh phẩm và các giấy tờ đi kèm (ví dụ, mẫu yêu cầu xét nghiệm, thư của bác sĩ, phiếu vận chuyển) để đảm bảo đóng gói an toàn, mẫu còn nguyên vẹn và nhãn dán chính xác tương ứng với các giấy tờ được cung cấp. Khi đó, họ có thể đánh giá bất cứ sự đóng gói mẫu bất thường hoặc không đạt chuẩn nào để quyết định có chấp nhận mẫu vào phòng xét nghiệm hay không, cần thận trọng và xử lý riêng rẽ, hoặc cần khử nhiễm ngay hay không. Nên cẩn thận để không xóa mất bất cứ nhãn/ ghi chú/đánh dấu nào trên vật chứa mẫu trong quá trình khử trùng thường quy.

Tại bàn tiếp nhận mẫu, nhân viên phòng xét nghiệm mặc đầy đủ BHCN sẽ mở lớp ngoài cùng của thùng chứa mẫu (ví dụ, lớp đóng gói thứ ba). Lớp thứ hai có thể được khử nhiễm bằng cách lau sạch hoặc nhúng vào dung dịch chất khử trùng để bề mặt gói hàng không còn bị ô nhiễm khi mang vào trong phòng xét nghiệm. Trong trường hợp dịch do một tác nhân có khả năng gây bệnh và lây nhiễm cao, lớp đóng gói thứ hai nên được nhúng vào chất khử trùng. Nếu các phiếu yêu cầu xét nghiệm được làm từ chất liệu không thấm nước thì cũng có thể khử trùng được. Mặt khác, nên áp dụng các quy trình để việc tiếp xúc với phiếu có khả năng ô nhiễm được an toàn bằng cách lau cẩn thận với dung dịch khử trùng hoặc chuyển các thông tin của phiếu (ví dụ, bằng cách chụp ảnh) sao cho không còn cần đến bất cứ tiếp xúc vật lý nào nữa.

Các mẫu bệnh phẩm nên được đăng ký (ví dụ, được gắn một mã số nhận dạng duy nhất), phân loại, sắp xếp cho các khâu xử lý tiếp theo trong quá trình chẩn đoán của phòng xét nghiệm và các thông tin bệnh nhân tương ứng sẽ được nhập vào hệ thống quản lý thông tin.

Phòng xét nghiệm nên phản hồi đến các nhân viên y tế tuyến đầu về an toàn sinh học chung và về chất lượng đóng gói mẫu được gửi đến phòng xét nghiệm. Các nhân viên tuyết đầu tại các CSYT có thể còn thiếu đào tạo đồng bộ về an toàn sinh học như các nhân viên phòng xét nghiệm và các gói mẫu đầu tiên của các CSYT có thể không tuân thủ đúng theo nguyên tắc và quy định về an toàn sinh học trong vận chuyển vật liệu nguy hiểm. Các mẫu bệnh phẩm có thể được đóng gói không đầy đủ do áp lực xuất phát từ việc phải đóng gói nhiều mẫu trong một đợt dịch hoặc do thiếu vật liệu phù hợp dùng để đóng gói. Có thể đưa ra phản hồi thông qua một cuộc họp ngắn, buổi trình bày minh họa hoặc huấn luyện, và thông qua việc khử nhiễm và tái sử dụng dụng cụ đóng gói, cung cấp các tài liệu hay tờ rơi hướng dẫn đóng gói có ảnh minh họa. Nên giải thích cho nhân viên y tế tuyến đầu về sự cần thiết của việc cung cấp tất cả các thông tin yêu cầu trên vật chứa mẫu và các phiếu yêu cầu xét nghiệm, và cách sử dụng đúng các dụng cụ đóng gói phù hợp. Phòng xét nghiệm có thể quyết định dừng xử lý mẫu nếu mẫu đưa đến là mẫu nguy hiểm hoặc không được đóng gói đúng cách. Nên xác định rõ ràng, thông báo đến các nhân viên y tế tuyến đầu và áp dụng các tiêu chí từ chối nhận mẫu. Các tiêu chí dừng xử lý mẫu bao gồm như sau:

ƒ nguy cơ (sinh học) trong quá trình xử lý một hộp mẫu bị rò rỉ, vỡ hoặc hộp mẫu nguy hiểm cao hơn so với mức chấp nhận được,

ƒ mẫu bệnh phẩm không phù hợp về mặt kỹ thuật để xét nghiệm, do giảm chất lượng hoặc do các cân nhắc trước xét nghiệm khác (ví dụ, loại, số lượng, môi trường vận chuyển), và

ƒ các vật chứa mẫu và/hoặc tờ yêu cầu thiếu thông tin cần thiết khiến cho phòng xét nghiệm không thể trả kết quả chính xác.

Khi từ chối nhận mẫu, phòng xét nghiệm nên liên hệ ngay với cơ sở đã gửi mẫu đó để làm rõ và khắc phục vì lợi ích của bệnh nhân đang chờ kết quả xét nghiệm và để duy trì mối quan hệ hợp tác và an toàn giữa nhân viên phòng xét nghiệm và nhân viên y tế. phòng xét nghiệm nên đảm bảo loại bỏ an toàn các mẫu bệnh phẩm bị từ chối.

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)