Rửa và khử trùng
Phòng xét nghiệm
Lều dùng làm kho của phòng thí nghiệm
Lối vào cho nhân viên
Dòng chất thải lây nhiễm
Dòng chất thải không lây nhiễm 2
1Dòng mẫu bệnh phẩm Dòng mẫu bệnh phẩm
3.2 Phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong tòa nhà
Có thể sử dụng một tòa nhà xây dựng đơn giản để làm một phòng xét nghiệm ứng phó dịch. Việc này mang đến những lợi thế nhất định so với các phòng xét nghiệm lưu động vì sẽ có nhiều không gian hơn cho các trang thiết bị, tòa nhà sẽ có nguồn nước và nguồn điện, có thể dễ dàng hơn trong việc thay thế thiết bị khi cần so với phòng xét nghiệm trong công-ten-nơ hay xe tải, và tòa nhà thì sẽ vững hơn trong thời tiết xấu và an toàn hơn so với lều. Thông thường, lựa chọn làm việc tại các phòng xét nghiệm đã có tại địa phương là cần thiết. Việc này mang đến những thách thức đặc thù vì các
nguy cơ chấp nhận được của chúng có thể khác so với các chi tiết được nêu trong đánh giá nguy cơ. Một đánh giá nguy cơ về công việc trong phòng xét nghiệm cụ thể
như vậy phải được hoàn tất trước khi làm việc và đánh giá này sẽ phải xem xét toàn bộ phòng xét nghiệm và các hoạt động diễn ra bên trong nó, chứ không chỉ là đối với tác nhân gây dịch và hoạt động ứng phó dịch.
3.3 Cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm ứng phó dịch
Dù sử dụng tòa nhà sẵn có hay một phương án lưu động thay thế đều cần phải xem xét các điều kiện về địa lý và khí tượng tại địa phương, chẳng hạn như động đất, sạt lở, lũ lụt và các điều kiện nhiệt độ cực đoan.
Trong hầu hết các trường hợp, cơ sở hạ tầng tại vị trí phòng xét nghiệm là có hạn và do đó việc sắp xếp, tổ chức công việc của phòng xét nghiệm sẽ là một thách thức. Nguồn điện và nguồn nước đáng tin cậy có vai trò thiết yếu để phòng xét nghiệm vận hành và một hệ thống nước thải, nồi hấp tiệt trùng và lò đốt cao cấp thay vì hố đốt là những điểm ưu tiên đối với một vị trí phòng xét nghiệm. Nếu không có được những lợi thế này, cần phải giảm thiểu các nguy cơ bằng cách sử dụng các quy trình thực tế nhất có thể trước khi vận hành phòng xét nghiệm. Các ví dụ về cách thức giảm thiểu các nguy cơ này có thể bao gồm việc lắp đặt một nguồn điện không bị gián đoạn (ắc quy dự phòng) cho các thiết bị điện quan trọng để cho phép hoàn thành công việc an toàn khi có sự cố mất điện xảy ra.
Cần phải đảm bảo an ninh vật lý của cơ sở xét nghiệm và nhân viên. Có thể cần hệ thống rào chắn xung quanh các tòa nhà, lều, nhà kho cùng với các biện pháp kiểm soát nguy cơ tiếp cận tùy thuộc vào đánh giá an ninh tại chỗ, sao cho những người không có thẩm quyền, kể cả bệnh nhân, sẽ không thể tiếp cận được cơ sở xét nghiệm, việc có tạo ra nguy cơ cho bản thân họ cũng như nhân viên phòng xét nghiệm.
3.4 Tích hợp phòng xét nghiệm như một phần của ứng phó dịch
Phòng xét nghiệm ứng phó dịch nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhân viên y tế, bác sĩ, các tổ chức phi chính phủ và cơ quan chính phủ có liên quan tại địa phương, các cán bộ y tế công cộng và đồng thời có thể cả các lực lượng an ninh tại địa phương. Nên tiến hành các cuộc gặp định kỳ và nên lưu ý tất cả mọi người về vấn đề an toàn sinh học, an ninh sinh học, vệ sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn như là các ưu tiên hàng đầu để bảo vệ những người đang làm việc trong vụ dịch khỏi các lây nhiễm liên quan đến chăm sóc y tế và phòng xét nghiệm.
Trong một vụ dịch, số lượng mẫu bệnh phẩm mà một phòng xét nghiệm tiếp nhận có thể thay đổi một cách đáng kể. Có những thời điểm, số lượng mẫu bệnh phẩm tiếp nhận có thể vượt ngoài khả năng tiến hành xét nghiệm và trả lời kết quả của phòng xét nghiệm. Việc phân phối mẫu bệnh phẩm giữa các phòng xét nghiệm ứng phó dịch cần phải được quản lý để cân bằng giữa số lượng mẫu bệnh phẩm được gửi đến và khả năng, thời gian trả kết quả của phòng xét nghiệm. Trong các giai đoạn với lượng công việc cao, có thể phải kéo dài thời gian làm việc của phòng xét nghiệm. Trong trường hợp này, cho nhân viên phòng xét nghiệm làm việc theo ca thì sẽ tốt hơn so với việc tăng giờ làm trên từng nhân viên. Cũng sẽ có những lúc mà phòng xét nghiệm sẽ tạm thời phải làm việc nhiều giờ hơn để kịp trả kết quả khẩn có ảnh hưởng trực tiếp lên điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân, chẳng hạn như trường hợp sinh em bé ở thai phụ nghi ngờ nhiễm bệnh. Nên sắp xếp các khoảng thời gian nghỉ bù đầy đủ cho nhân viên để giảm thiểu các nguy cơ do mệt mỏi khi làm việc trong phòng xét nghiệm.
3.5 Thiết bị phòng xét nghiệm
Thiết bị được sử dụng để bảo vệ nhân viên phòng xét nghiệm khỏi tác nhân gây bệnh được gọi là thiết bị ngăn chặn thứ nhất; các thiết bị này có thể bao gồm các loại ống có nắp vặn, tủ an toàn sinh học, tủ găng tay, tủ cách ly vách mềm. Cần có cơ sở vật chất và các quy trình để đảm bảo con người và môi trường bên ngoài phòng xét nghiệm cũng được bảo vệ.
Việc lựa chọn một thiết bị ngăn chặn thứ nhất tùy thuộc vào đánh giá nguy cơ và và những gì địa phương hiện có hoặc có thể vận chuyển đến khu vực đó. Tủ cách ly vách mềm với hai bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA) trên đường khí thải và các hộp vận chuyển đã mang đến sự ngăn chặn hiệu quả trong suốt vụ dịch do vi-rút Ebola gây ra tại Tây Phi. Điều này là do các thiết bị này mang đến sự ngăn chặn hiệu quả, có thể chứa được các thiết bị cần thiết, có thể di chuyển được và không cần kết nối bằng hệ thống ống cứng để thải khí.
Các chiến lược đơn giản sử dụng các biện pháp ngăn chặn thứ nhất dựa vào công nghệ kỹ thuật, chẳng hạn như tủ cách ly, thay cho kỹ năng của con người để mang đến sự bảo vệ sẽ được ưu tiên hơn.Với số lượng mẫu tăng lên và những ngày làm việc kéo dài có thể dẫn đến một tỷ lệ mắc lỗi cao hơn.
Việc kiểm tra để đảm bảo tất cả các trang thiết bị được lựa chọn cho công việc có tương thích với nhau là rất quan trọng. Ví dụ về các yếu tố cần cân nhắc bao gồm các máy ly tâm không làm xáo trộn dòng khí bảo vệ, các ống nghiệm vừa với giá đựng để cho phép việc đọc các nhãn ống và có thể mở được nắp khi ống đang để trên giá đựng để giảm sự cố tràn đổ mẫu bệnh phẩm về mức tối thiểu.