NĂNG LỰC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 31 - 35)

NHÂN VIÊN

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ trong phòng xét nghiệm có thể bị giảm tác dụng do lỗi của con người. Do đó, việc nhân viên phòng xét nghiệm có kinh nghiệm, đủ năng lực, được đào tạo tốt và có ý thức về an toàn đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu các nguy cơ tiềm năng về lây nhiễm cho nhân viên và đạt được các kết quả chính xác một cách an toàn. Những nhân viên này phải được thông báo rõ về các mối nguy hiểm sinh học và hóa học và các biện pháp kiểm soát nguy cơ đang được thực hiện để giảm thiểu các nguy cơ khi làm việc với những mối nguy hiểm đó. Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình ứng phó dịch khi mà số lượng mẫu bệnh

phẩm được tiếp nhận để xét nghiệm chẩn đoán có thể rất cao và những nhân viên phòng xét nghiệm được huy động đến làm việc có thể không có được sự hỗ trợ mà họ thường có tại phòng xét nghiệm của họ, điều này có thể đưa đến một môi trường làm việc căng thẳng hơn và do đó làm tăng nguy cơ mắc lỗi.

4.1 Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá

Việc nhanh chóng huy động được một nhóm nhân viên xét nghiệm đủ năng lực cho một phòng xét nghiệm ứng phó dịch là rất quan trọng trong việc đưa ra một ứng phó xét nghiệm tốt đầu tiên trong giai đoạn đầu của vụ dịch. Nhóm này sẽ cần được bổ sung thêm nhân lực nếu như vụ dịch không được kiểm soát tốt trong giai đoạn sớm. Không thể chắc chắn là hầu hết các nhân viên phòng xét nghiệm đều đã có kinh nghiệm làm việc với tất cả các thiết bị, kỹ thuật và loại tác nhân gây bệnh trong vụ dịch. Trước khi các nhân viên phòng xét nghiệm được huy động đến làm việc, họ nên được đào tạo trong một môi trường an toàn nằm ngoài vùng dịch. Nên sử dụng các

mẫu bệnh phẩm mô phỏng sao cho bất cứ lỗi nào mà nhân viên mắc phải trong suốt quá trình đào tạo sẽ không khiến cho họ bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh. Thậm chí những nhân viên xét nghiệm đã có kinh nghiệm với tác nhân gây dịch cũng có thể gặp khó khăn trong quá trình đào tạo. Việc này là do các biện pháp kiểm soát nguy cơ về cơ sở hạ tầng, quy trình và trang thiết bị trong phòng xét nghiệm ứng phó dịch có thể khác với trước đó.

Chương trình đào tạo nên bao gồm các thông tin, thảo luận và thực hành sao cho nhân viên xét nghiệm lĩnh hội được đầy đủ kiến thức về an toàn sinh học và chất lượng, các kỹ năng và kinh nghiệm để cho phép họ đến làm việc tại phòng xét nghiệm ứng phó dịch. Chương trình đào tạo về an toàn sinh học nên bao gồm các thông tin về: ƒ tác nhân gây dịch và bối cảnh của vụ dịch,

ƒđánh giá nguy cơ cho công việc,

ƒ sẵn sàng về tâm lý và ý thức về tình huống mà họ đang bước vào, ƒđào tạo kỹ thuật về thiết bị,

ƒ lưu văn bản về các nguyên tắc vận hành của phòng xét nghiệm và thông tin về các tương tác khi ứng phó dịch trên diện rộng hơn,

ƒ xem xét luồng công việc liên quan đến mẫu bệnh phẩm, ƒ BHCN cho từng giai đoạn của quá trình xử lý mẫu, ƒ các phương pháp dùng để phát hiện tác nhân sinh học, ƒđào tạo dựa trên tình huống về cách ứng phó với các sự cố, tai

nạn và các kế hoạch khẩn cấp,

ƒ cập nhật và chỉnh sửa các phương pháp, và ƒ bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị.

Tái tạo các môi trường phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong thực tế và các tình huống trong quá trình đào tạo sẽ giúp cho các tình nguyện viên tương lai có được ấn tượng về điều kiện làm việc của họ khi họ được huy động. Khi đó nhân viên phòng xét nghiệm có thể đưa ra những quyết định có cân nhắc kỹ càng hơn về việc liệu họ vẫn muốn tình nguyện tham gia việc này hay không. Nó cũng cho phép giảng viên thấy được các nhân viên xét nghiệm tình nguyện đã có được những hiểu biết cần thiết, khả năng chú ý chi tiết và làm việc nhóm hay chưa, điều này sẽ cho phép họ có được sự đóng góp tích cực cho việc ứng phó của phòng xét nghiệm.

Trước khi triển khai, các nhân viên mới nên được kiểm tra về sức khỏe nghề nghiệp để đảm bảo họ được tiêm các vắc xin phù hợp và có đủ sức khỏe về tinh thần lẫn thể chất. Các thông tin chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong mục 9.2 về Sức khỏe nghề nghiệp. Nhân viên tham gia làm việc tại phòng xét nghiệm ứng phó dịch sẽ cần được đào tạo định hướng và hỗ trợ khi họ mới bắt đầu làm việc để thích nghi với môi trường làm việc

mới. Giai đoạn đầu thường rất căng thẳng và cần cân nhắc kỹ các biện pháp để làm cho giai đoạn chuyển tiếp vào môi trường làm việc được dễ dàng. Rất cần có kế hoạch giới thiệu để đảm bảo tất cả các nhân viên đều nhận được những thông tin liên quan về công việc của họ, đặc biệt khi tình hình dịch thường xuyên thay đổi và có thể khác với những gì đã được đề cập trong khi đào tạo. Nhân viên nên được phép lựa chọn việc rời khỏi phòng xét nghiệm và trở về nếu họ không thích nghi tốt hoặc cảm thấy quá căng thẳng.

4.2 Các cân nhắc khi triển khai

Có nhiều vị trí khác nhau trong phòng xét nghiệm, bao gồm trưởng phòng, các chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia về công nghệ thông tin, chuyên gia về thiết bị và các nhân viên phòng xét nghiệm nói chung. Trưởng phòng xét nghiệm thường là một vị trí toàn thời gian và cần làm rõ trách nhiệm của trưởng phòng trước khi bổ nhiệm. Trưởng phòng xét nghiệm sẽ phải giải thích về công việc của phòng xét nghiệm của họ với cộng đồng, làm việc chặt chẽ với các chuyên ngành khác trong quá trình ứng phó dịch, và làm việc với tinh thần chủ động nhiều hơn so với thông thường. Họ sẽ chịu trách nhiệm chung về an toàn sinh học và an ninh sinh học trong phòng xét nghiệm cũng như sự an toàn của nhóm và sẽ rất ít khi có thời gian để làm việc tại bàn xét nghiệm. Số lượng nhân viên xét nghiệm bổ sung cần đào tạo để huy động sau đó sẽ tùy thuộc vào số giờ làm việc của phòng xét nghiệm. Việc này phụ thuộc vào thời gian nhận mẫu, số lượng mẫu cần xử lý và tốc độ xử lý mẫu. Thông thường, trong quy trình chẩn đoán sẽ có một bước làm giới hạn tốc độ thực hiện; ví dụ, trong chẩn đoán sốt xuất huyết do vi-rút, bước làm giới hạn này là tốc độ bất hoạt tác nhân gây bệnh trong tủ an toàn sinh học hoặc trong tủ cách ly vách mềm. Kích thước tủ và máy ly tâm, cùng với số lượng tủ an toàn sinh học, có thể giới hạn số lượng mẫu được xử lý trong một thời điểm. Phòng xét nghiệm có thể cần kéo dài thời gian làm việc và nhiều ca trực hơn, do đó, làm tăng số lượng nhân viên cần đào tạo.

Cần quyết định về thời gian huy động nhân viên làm việc xa nhà hay xa đất nước của họ. Thời gian này có thể từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào khoảng cách đến nhà họ và các điều kiện địa phương (ví dụ, thời gian làm việc, sức khỏe, tình hình an ninh, thời tiết) và vai trò (ví dụ, nhân viên phòng xét nghiệm, trưởng nhóm, nhân viên hậu cần). Nên sắp xếp thời gian đợt triển khai, quy mô nhóm, sự trùng lặp giữa các nhóm, các quy trình cần chuyển giao và tần suất quay vòng để đảm bảo an toàn, an ninh và sức khỏe của các thành viên trong nhóm và đạt được tốc độ và chất lượng dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất có thể trong vụ dịch. Các thành viên đủ năng lực của nhóm đã nghỉ việc hay trở lại nơi cũ mà có mong muốn được tái huy động chính là một nguồn lực cực kỳ giá trị họ có những kiến thức cần thiết, quen với các hoạt động thường quy và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động chẩn đoán trong vụ dịch. Chương trình đào tạo cũng nên bao gồm các biện pháp cần áp dụng để tránh các nguy cơ lây nhiễm bên ngoài phạm vi phòng xét nghiệm. Ví dụ, nguyên tắc không đụng chạm, tăng cường vệ sinh tay, giãn cách xã hội và cách ho đảm bảo vệ sinh cũng

Việc có được sự tham gia của các nhân viên là người địa phương vào nhóm làm việc trong phòng xét nghiệm trong thời gian dài hơn sẽ giúp duy trì được hoạt động ứng phó và xây dựng niềm tin với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cần phải đánh giá và quản lý các nguy cơ bởi vì, trong giai đoạn đầu của vụ dịch, nhóm nhân viên xét nghiệm đã qua đào tạo được huy động từ khu vực bên ngoài vào có thể không có đủ nguồn lực để đào tạo cho các nhân viên tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhân viên phòng xét nghiệm sống trong cộng đồng của họ khi vụ dịch đang ở đỉnh điểm của nó thì có thể vô tình làm ảnh hưởng đến công tác ứng phó dịch của phòng xét nghiệm nếu những người này đang có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn với tác nhân gây bệnh và không có biện pháp cách ly nào ngoài thời gian làm việc của họ. Cùng với nguyên tắc không đụng chạm, có thể triển khai các biện pháp bổ sung nhằm ngăn ngừa lây nhiễm trong nhóm ứng phó dịch, chẳng hạn như: tách biệt nhân viên phòng xét nghiệm khỏi cộng đồng địa phương khi có thể, lắp đặt bổ sung vòi và chậu rửa tay tại các khu vực công cộng và triển khai các nguyên tắc đặc biệt về hành vi chẳng hạn như khử trùng tay sau khi chạm vào tiền. Tuy nhiên, khi phòng xét nghiệm ứng phó dịch được thành lập, nguy cơ này có thể được quản lý thông qua kiểm tra sức khỏe hàng

ngày đối với tất cả nhân viên kết hợp với bổ sung trang bị BHCN để bảo vệ nhân viên nếu không duy trì được giãn cách xã hội trong phòng xét nghiệm.

4.3 Lựa chọn và hỗ trợ nhóm xét nghiệm

Việc lựa chọn nhân viên cho phòng xét nghiệm ứng phó dịch không chỉ phụ thuộc vào năng lực kỹ thuật của họ. Họ còn cần phải là những người có khả năng làm việc nhóm tốt, có sự bền bỉ và sức khỏe tinh thần tốt, và có khả năng làm việc một cách linh hoạt cùng các kỹ năng truyền thông tốt.

Nhân viên phòng xét nghiệm cần phải có khả năng làm việc một cách hiệu quả trong suốt thời gian họ được huy động. Việc này được tạo điều kiện thông qua bố trí chỗ ở an toàn, có đủ nguồn nước và thực phẩm, thời gian làm việc hợp lý, và có thể bàn bạc và nhận được sự hỗ trợ về bất cứ vấn đề nào về sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhân viên phòng xét nghiệm nên được tư vấn về cách để giữ sức khỏe trong môi trường làm việc căng thẳng, ví dụ, đủ nươc uống, chất dinh dưỡng, dành thời gian để tập thể dục và giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình họ. Nhóm làm việc nên chăm sóc lẫn nhau, nhưng trưởng nhóm cũng cần phải có các cơ chế để cho một số người nghỉ việc nếu cảm thấy rằng những người này không thể làm việc hoặc không phù hợp với điều kiện làm việc tại đó. Trưởng nhóm phải đảm bảo cơ sở vật chất để có được những chăm sóc sức khỏe phù hợp cho các thành viên trong nhóm, việc này có thể bao gồm nơi sơ tán nhân viên nếu có một mối đe dọa nào đó về sức khỏe (do tai nạn hoặc phơi nhiễm) hoặc một vấn đề nào đó về an ninh như bất ổn xã hội chẳng hạn.

Nên thiết lập hoạt động trao đổi thông tin, tham vấn hiệu quả và đáng tin cậy với nhóm hỗ trợ của tổ chức để hỗ trợ tất cả các nhân viên được huy động, kể cả trưởng nhóm. Nên duy trì và kiểm tra thường xuyên các kênh trao đổi thông tin cùng với phương án dự phòng và nên thiết lập một hệ thống báo cáo (ví dụ, báo báo tình hình hàng ngày).

Nên lưu lại các hồ sơ về năng lực và khả năng làm việc trong thời gian dài của tất cả các nhân viên được huy động làm cơ sở cho việc quyết định huy động lại trong tương lai.

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)