Xét nghiệm huyết thanh học trong các bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 47)

LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG XÉT NGHIỆM

6.3.3 Xét nghiệm huyết thanh học trong các bệnh truyền nhiễm

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tác nhân gây bệnh đôi khi là cần thiết để xác định tác nhân này nếu không thể phát hiện nó trực tiếp. Trong dịch tễ học, việc tầm soát phát hiện kháng thể trên các bệnh nhân đang hồi phục và các quần thể có nguy cơ cao có thể cho biết tỷ lệ mới mắc của bệnh đó.

Loại mẫu bệnh phẩm phổ biến nhất trong xét nghiệm kháng thể là huyết thanh. Một số xét nghiệm huyết thanh học cũng có thể sử dụng các dịch khác của cơ thể chẳng hạn như nước bọt hoặc dịch não tủy; nên tham khảo thêm trong hướng dẫn của nhà sản xuất để có lựa chọn phù hợp. Các xét nghiệm huyết thanh học nên được sử dụng trong các điều kiện phù hợp về an toàn sinh học căn cứ trên đánh giá nguy cơ. Người tiến hành các xét nghiệm kháng thể nên chọn phương pháp bất hoạt tác nhân gây bệnh phù hợp, đã được thẩm định để xử lý mẫu bệnh phẩm được sử dụng. Các tác nhân gây bệnh có thể bị bất hoạt bằng cách pha loãng mẫu với dung dịch đệm có trong bộ kit hoặc ở bước gia nhiệt. Các quy trình của địa phương hoặc thông tin từ nhà sản xuất nên bao gồm cả hướng dẫn về cách bất hoạt tác nhân gây bệnh. Một chiến lược an toàn sinh học khác có thể là, trước hết, tìm tác nhân gây bệnh ưu tiên trong mẫu bệnh phẩm bằng xét nghiệm PCR rồi sau đó xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật huyết thanh học. Các đánh giá nguy cơ có thể ngụ ý rằng phòng xét nghiệm với các yêu cầu cốt lõi như được mô tả trong Cẩm nang An toàn sinh học Phòng xét nghiệm có thể phù hợp cho xét nghiệm huyết thanh từ những người hiến tặng khỏe mạnh, không sốt nhằm mục đích theo dõi bệnh.

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 47)