Yếu tố con ngườ

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 61 - 62)

YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

9.1 Yếu tố con ngườ

Sự tương tác của nhân viên phòng xét nghiệm với môi trường, hành vi, hoạt động của họ và những hệ quả của các hành động là một phần của yếu tố con người. Các cá nhân và tổ chức nên luôn luôn tham khảo ý kiến của các đơn vị chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp để có được những lời khuyên và thực hành phù hợp với địa phương. Tuy nhiên, phần tổng quan ngắn gọn về các điểm thiết yếu liên quan đến an toàn của những

người làm việc trong các vụ dịch truyền nhiễm được đề cập đây để nâng cao nhận thức về các vấn đề có thể có ảnh hưởng xấu lên nhân viên phòng xét nghiệm trong các vụ dịch (13).

Hầu hết nhân viên phòng xét nghiệm tham gia ứng phó một dịch truyền nhiễm có khả năng phải đối mặt với nhiều tình huống mới mẻ, không lường trước và những áp lực mà họ không thường gặp trong công việc thường ngày ở phòng xét nghiệm. Kể cả đã được đào tạo trước khi tham gia chống dịch hay có kinh nghiệm cá nhân từ các đợt triển khai trước, nhiều yếu tố khác nhau gây stress nếu không được xử lý phù hợp, có thể có ảnh hưởng xấu lên khả năng làm việc của nhân viên. Chính điều này dẫn đến các lỗi sai, có thể đặc biệt quan trọng khi làm việc trong hoàn cảnh của vụ dịch. Các yếu tố gây stress bao gồm:

ƒ áp lực tâm lý do khả năng gây chết cao của bệnh dịch/tác nhân gây bệnh, chưa biết rõ các nguy cơ lây nhiễm và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ trong phòng xét nghiệm,

ƒ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh, tiến triển xấu nhanh chóng của bệnh nhân và thậm chí là tử vong, ƒ xa nhà, gia đình, cộng đồng cùng với việc có thể có ít cơ hội liên lạc thường xuyên với gia đình,

ƒ các tác động tâm lý của việc dùng thuốc dự phòng (ví dụ, thuốc chống sốt rét) và các bệnh liên quan khi dịch chuyển,

ƒ môi trường làm việc bị giới hạn và làm việc trong nhóm không quen biết trước đó trong một khoảng thời gian dài với rất ít không gian riêng tư,

ƒ số giờ làm việc nhiều hơn, lượng công việc và đòi hỏi thể chất cao hơn (ví dụ, phải mặc các BHCN nặng) cùng với nguy cơ về stress nhiệt, và

ƒ những mối đe dọa về an ninh, bao gồm các mâu thuẫn với người dân địa phương và thiếu sự hỗ trợ và sự chấp nhận của người dân đối với các biện pháp kiểm soát dịch.

Ngoài các hệ quả trong thời gian ngắn ảnh hưởng khả năng làm việc, sự tiếp xúc kéo dài với các yếu tố gây stress có thể dẫn đến các phản ứng tiêu cực, đôi khi là bệnh lý, cho các thành viên trong nhóm. Các phản ứng này có thể là sinh lý (ví dụ, tăng nhịp tim), cảm xúc (ví dụ, tâm trạng phiền muộn), nhận thức (ví dụ, thu hẹp nhận thức), và hành vi (ví dụ, uống nhiều rượu bia, trốn việc).

Bản thân các thành viên trong nhóm, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình khi trở về nhà nên ý thức về nguy cơ của các hậu quả của sang chấn tâm lý, cảnh giác với những triệu chứng có thể có để sớm được tư vấn và giúp đỡ. Những người bị stress có thể cố gắng giấu đi những khó khăn riêng của họ vì sợ làm cho nhóm xuống tinh thần hoặc bị gửi về nhà sớm (thậm chí khi việc này là quyền lợi của họ). Vì vậy, việc chủ động phát hiện những dấu hiệu của stress là rất quan trọng, đặc biệt là vai trò của các trưởng nhóm và cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 61 - 62)