TRANG BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 35 - 37)

CÁ NHÂN

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ như sử dụng các thiết bị ngăn chặn thứ nhất chắc chắn làm giảm nguy cơ phát sinh hạt văng bắn và khí dung là phương pháp tốt nhất để kiểm soát tác nhân gây bệnh vì chúng giữ lại và ngăn ngừa ô nhiễm toàn bộ môi

trường phòng xét nghiệm. Nên lượng giá nguy cơ tồn dư sau khi triển khai các kiểm soát kỹ thuật và nên sử dụng BHCN như hàng rào bảo vệ cuối cùng để bổ sung cho các biện pháp bảo vệ khác. Cần quyết định loại BHCN dùng cho từng hoạt động thông qua đánh giá nguy cơ bao gồm việc xem xét đường lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh đang xét nghiệm, tác nhân gây bệnh khác có thể có trong mẫu bệnh phẩm và những mối nguy hiểm khác như các hóa chất chẳng hạn.

Bộ BHCN tiêu chuẩn khi thao tác với các chất khử trùng hoặc các mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm bao gồm áo choàng hoặc áo choàng bảo hộ, găng tay có độ dài đủ để bao phủ phần cổ tay áo choàng, và kính bảo vệ mắt khi có mối nguy hiểm văng bắn trong phòng xét nghiệm. Cần có sẵn BHCN với nhiều cỡ khác nhau sao cho mỗi người dùng có được loại BHCN vừa vặn để đảm bảo được sự linh hoạt và tầm nhìn nhiều nhất có thể khi thao tác. BHCN bổ sung như tạp dề và tấm che mặt, thay cho kính chắn giọt bắn hay dùng trong phòng xét nghiệm, có thể được dùng khi cần tăng cường việc bảo vệ khỏi các giọt bắn nếu sử dụng một lượng lớn chất khử trùng.

Có thể không kiểm soát được nhiệt độ trong phòng xét nghiệm nếu cơ sở hạ tầng của phòng xét nghiệm ở mức cơ bản. Cần áp dụng cách tiếp cận phù hợp nếu nhiệt độ quá cao dẫn đến tăng nguy cơ stress nhiệt và mất nước khi mặc một số loại BHCN nhất định. Việc này phải được giảm thiểu bằng cách, ví dụ, giới hạn thời gian thực hiện các hoạt động có mang BHCN hoặc những thay đổi thực hành có sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi mặc một số loại BHCN nhất định. Mồ hôi có thể làm giảm tính năng bảo vệ của BHCN bằng cách hình thành các cầu nối chất lỏng, nơi mà sự nhiễm bẩn có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ, chẳng hạn như màng lọc trong khẩu trang. Sự bất tiện do BHCN ẩm ướt và dính mồ gây ra có thể có tác động xấu đến hoạt động của người mặc, dẫn đến việc người đó vô ý chạm vào da của họ và dẫn đến nhiễm bẩn. Trên thế giới hiện có những tiêu chuẩn khác nhau về hiệu suất và ứng dụng cũng như các hệ thống phê duyệt và tuân thủ áp dụng cho việc thiết kế, sản xuất và sử dụng BHCN, và chỉ nên sử dụng những loại BHCN đã được phê duyệt đáp ứng các tiêu chuẩn đang áp dụng (ví dụ, các tiêu chuẩn Châu Âu, Kitemark). Các lô BHCN mới phải được kiểm tra kỹ lưỡng khi nhận và nói chung, nên kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các BHCN

trước khi sử dụng.

Có thể sử dụng kết hợp giữa BHCN dùng một lần (găng tay và tạp dề) và BHCN có thể tái sử dụng (giày, áo choàng, tấm che mặt). Điều quan trọng là cần phải xác định làm thế nào để xử lý các phần của bộ BHCN một cách an toàn sau khi sử dụng, hoặc loại bỏ và đốt hoặc khử trùng và làm sạch. Điều quan trọng là cần kiểm tra khả năng bảo vệ của BHCN trước khi sử dụng.

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 35 - 37)