Quản lý chất thả

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 49 - 51)

LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG XÉT NGHIỆM

6.4.2 Quản lý chất thả

Tất cả các phòng xét nghiệm đều tạo ra các loại chất thải khác nhau, các phương pháp bất hoạt cũng như loại bỏ một cách an toàn tất cả các chất thải từ phòng xét nghiệm cần phải được lập kế hoạch từ trước khi hoạt động. Các chất thải phòng xét nghiệm phải được phân loại, xử lý và đóng gói sao cho chúng được vận chuyển ra khỏi phòng xét nghiệm trong một điều kiện an toàn đến bước loại bỏ cuối cùng. Tất cả các chất thải nên được xử lý trong phòng xét nghiệm để làm cho chúng không còn khả năng lây nhiễm hoặc nên được xử lý gần phòng xét nghiệm để tránh phải vận chuyển các chất thải có khả năng lây nhiễm cao.

Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để bất hoạt các tác nhân gây bệnh (khử trùng bằng hóa chất, khử trùng bằng khí (xông hơi), gia nhiệt bằng hơi nước (hấp tiệt trùng), thiêu hủy và chiếu xạ. Tuy nhiên, nhiều trong số các phương pháp này sẽ không có sẵn tại các phòng xét nghiệm ứng phó dịch. Trong hầu hết các bối cảnh có dịch với các nguồn lực hạn chế, các phương pháp có sẵn thường là khử trùng, tiếp đến là thiêu hủy (trong lò thiêu được xây dựng tại chỗ) hoặc đốt (trong hố đốt).

Nếu có sẵn nồi hấp tiệt trùng, nó có thể được dùng để đảm bảo an toàn thậm chí là với các chất thải chứa tác nhân gây bệnh có nguy cơ cao. Đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng vì các chu trình hấp tiệt trùng được kiểm soát và thẩm định, và có sẵn

Có thể xử lý hầu hết các chất thải bằng chất khử trùng có hoạt tính rộng chẳng hạn như clo bằng cách nhúng chìm các vật ô nhiễm vào trong dung dịch hoặc phun chất khử trùng lên các bề mặt. Trong điều kiện lý tưởng, quy trình khử trùng nên được lồng ghép vào quy trình thao tác sao cho các vật ô nhiễm sẽ được khử trùng trong thời gian sớm nhất sau khi sử dụng, thay vì tập trung lại nhiều chất thải rồi khử trùng sau cùng. Chất thải lây nhiễm dạng lỏng phải được bất hoạt bằng cách thêm vào một lượng chất khử trùng phù hợp hoặc bằng nhiệt độ. Trong điều kiện lý tưởng, tất cả các chất thải lây nhiễm từ phòng xét nghiệm nên được xử lý bằng hai phương pháp khác nhau, chẳng hạn bằng nhiệt độ và khử trùng bằng hóa chất, trước khi chúng được thải vào môi trường.

Nên tránh sử dụng vật sắc nhọn hoặc những đồ có nguy cơ trở thành sắc nhọn trong phòng xét nghiệm. Nếu phải dùng đến, chúng phải được loại bỏ vào trong các hộp chứa cứng, chẳng hạn thùng chứa vật sắc nhọn hoặc các chai nhựa, vật chứa có thể cho chất khử trùng vào để tăng độ an toàn. Các thùng chứa vật sắc nhọn nên được thiêu hủy ở nhiệt độ cao trong lò thiêu hoặc hố đốt và nên chôn phần còn lại sau đốt để chúng không còn nguy hiểm nữa.

Đối với các chất thải chung của phòng xét nghiệm có nguy cơ ô nhiễm thấp, phương pháp phù hợp nhất là thiêu hủy, ưu tiên sử dụng lò đốt; khi không có lò đốt thì sử dụng hố đốt. Chất thải phải được đóng gói phù hợp và an toàn cho việc lưu trữ tạm thời và vận chuyển đến lò đốt. Chất thải nên được đóng gói chắc chắn trong các túi tiêu hủy để chúng không thể gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh khi vận chuyển đến lò đốt và được cất giữ đảm bảo để chúng không bị dịch chuyển bởi những người không có thẩm quyền hoặc bị động vật làm xáo trộn. Quá trình thiêu hủy phải được giám sát để đảm bảo tất cả các chất thải đều bị tiêu hủy. Nếu đốt chất thải chứa đồ nhựa và clo

bằng lò đốt đơn giản thì sẽ tạo ra khí thải độc hại. Trong trường hợp này, lò đốt cần có một khu vực riêng, lý tưởng là 20 mét với một thân ống khói có độ cao cách mặt đất 9 mét và cao hơn các tòa nhà, công trình gần đó ít nhất 3 mét. Người vận hành lò đốt cần phải giữ khoảng cách phù hợp với lò và mặc các loại BHCN phù hợp để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm về lây nhiễm và nhiệt độ cao.

Nếu chất thải không được xử lý tại phòng xét nghiệm rồi thiêu hủy mà cần được vận chuyển đến các cơ sở khác, khi đó, những chất thải chứa các tác nhân gây bệnh nguy hiểm sẽ được xếp vào nhóm vận chuyển có mã số UN2814 (chất lây nhiễm có ảnh hưởng cho người) và nên được đóng gói ba lớp để vận chuyển đến địa điểm thải bỏ sau cùng. Các chất thải từ phòng xét nghiệm (chất thải y tế) có nguy cơ thấp hoặc chất thải chứa các chất lây nhiễm loại B sẽ được xếp vào nhóm vận chuyển có mã số UN3291 (chất thải y tế). Cần phải xem xét tác động lên môi trường và cộng đồng từ việc thải bỏ chất thải sau cùng (ví dụ, các hóa chất khử trùng, khói từ hoạt động đốt) và nên thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu tác động xấu này.

Một phần của tài liệu CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)