PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên, công nhân tại công ty TNHH đt PT XD BÌNH PHƯƠNG (Trang 37 - 38)

Chƣơng 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa trên hai phƣơng pháp: định tính và định lƣợng.

3.4.1. Nghiên cứu định tính

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đƣợc thực hiện để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu (n=7) theo một nội dung đã đƣợc chuẩn bị trƣớc.

Các thông tin cần thu thập:

‐ Xác định xem ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu về nhu cầu của nhân viên đối với công ty nhƣ thế nào? Theo họ, yếu tố nào làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn?

‐ Kiểm tra xem ngƣời đƣợc hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay khơng? Có điều gì mà bảng câu hỏi chƣa đƣợc đề cập đến, cần bổ sung gì trong nội dung các câu hỏi? Ngơn ngữ trình bày trong bảng câu hỏi có phù hợp hay chƣa?

Đối tƣợng phỏng vấn:

Dựa vào mối quan hệ, tính đặc thù cùng với sự đề xuất của ban Lãnh đạo công ty tiến hành thực hiện phỏng vấn 02 nhân viên văn phòng, 02 cán bộ quản lý giám sát và 03 cơng nhân cơng trình.

Kết quả phỏng vấn sơ bộ này là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi để đƣa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trƣớc khi phát ra sẽ tham khảo qua ý kiến của ban Giám đốc công ty.

3.4.2. Nghiên cứu định lƣợng

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phƣơng pháp thu thập thơng tin bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu, sẽ trải qua các bƣớc sau:

Đầu tiên là đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của các thang đo đƣợc đánh giá bằng hệ số Cronbach alpha, qua đó các biến khơng phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu hệ số tƣơng quan biến – tổng (Corrected item – total correclation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo có thể chấp nhận đƣợc về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6.

Tiếp theo là phân tích nhân tố kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần. Các biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Thang đo sẽ chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.

Sau đó tiến hành kiểm định các giả thuyết của mơ hình và mức độ phù hợp tổng thể của mơ hình.

 Mơ hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.

Lòng trung thành = β0 + β1*Lƣơng + β2*Phúc lợi + β3*An toàn, vệ sinh lao động + β4*Phần thƣởng + β5*Mối quan hệ đồng nghiệp + β6*Sự hỗ trợ của tổ chức Cuối cùng kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis of variance) nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với lịng trung thành của nhân viên.

3.4.3. Phƣơng pháp chọn mẫu

Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp phi xác suất và thuận tiện, phƣơng pháp chọn mẫu này cho phép ngƣời điều tra giảm thiểu chi phí cũng nhƣ thời gian nhằm đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời của việc phân tích.

Đối với khía cạnh chọn số mẫu, hiện nay có một số cơng thức tính mẫu điều tra, tuy nhiên tùy từng nghiên cứu mà có những phƣơng pháp chọn mẫu phù hợp. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thƣớc mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Số biến quan sát theo dự tính khoảng là 30. Nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thƣớc mẫu cần thiết là n = 5 x 30 = 150 (mẫu). Nhƣ vậy, số mẫu ít nhất là 150 (mẫu), tuy nhiên số mẫu càng nhiều thì sai số thống kê càng giảm, ngoài ra tác giả cũng muốn đề phịng loại trừ số lƣợng phiếu khơng hợp lệ nên quyết định chọn mẫu là 210 (mẫu).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên, công nhân tại công ty TNHH đt PT XD BÌNH PHƯƠNG (Trang 37 - 38)